| Hotline: 0983.970.780

Hoang mang thông tin dịch lây từ lợn sang người

Thứ Năm 16/04/2015 , 06:25 (GMT+7)

Do chưa được kiểm chứng nên thông tin trên đã khiến giá lợn hơi lao dốc, người chăn nuôi rơi cảnh khốn đốn.

Thời gian gần đây, tại huyện Thanh Chương người dân rỉ tai nhau chuyện một số người do mổ và ăn thịt lợn bệnh nên đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (LCK) lợn. Do chưa được kiểm chứng nên thông tin trên đã khiến giá lợn hơi lao dốc, người chăn nuôi rơi cảnh khốn đốn.

Cùng với thông tin dịch cúm gia cầm H5N6 lây sang người tại huyện Quỳ Hợp, không ít người dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) tỏ ra hoang mang, lo lắng. Có hay không việc dịch bệnh từ gia súc lây sang người tại địa phương này?

Nhiễm LCK do tiếp xúc với lợn bệnh?

Ngày 10/4/2015, bà Huỳnh Song Thương, Trưởng ban thú y xã Thanh Khê xác nhận, trên địa bàn xã vừa có 1 ca bị nhiễm LCK sau khi mổ thịt lợn chết. Nạn nhân là ông Đặng Đình Cường, trú tại xóm 3, xã Thanh Khê.

Tuy nhiên, thời điểm PV có mặt tại gia đình này thì ông Cường đã khỏi bệnh và đang đi làm ăn xa. Trao đổi qua điện thoại, ông Cường xác nhận mình bị nhiễm LCK, nhưng đã điều trị khỏi.

Theo báo cáo mới nhất của Trạm thú y huyện Thanh Chương, trong 3 tháng đầu năm 2015, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tại Thanh Chương vẫn đang diễn biến phức tạp, số lượng gia súc, gia cầm nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, Trạm thú y đang tổ chức các đợt tiêm phòng vụ xuân.

“Ngày 6/3/2015, tôi được ông Huế (chưa rõ họ - PV) nhờ đến xẻ thịt một con lợn nái đã được làm sạch lông để bán. Do bất cẩn, tôi bị đứt tay, vài ngày sau thì vết đứt bị sưng tấy, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nổi trên da tay. Kèm theo đó là tình trạng gan ruột cồn cào khó chịu, toàn thân nóng sốt bất thường, luôn bị choáng đầu, các khớp tay như muốn rụng rời từng đốt. Các bác sĩ BV ĐK huyện Thanh Chương chuyển tôi xuống BV ĐK Nghệ An để điều trị. Tại đây, các bác sĩ kết luận tôi bị nhiễm LCK. Điều trị 1 tuần, tôi được xuất viện, hiện nay sức khỏe đã ổn định...” – ông Cường cho biết.

Theo ông Cường, không chỉ mình ông bị bệnh này, tại xóm 3 còn có ông Chiến và 3 người nữa tại xã Thanh Thủy (chưa rõ họ tên) cũng có chung triệu chứng trên khi tiếp xúc với lợn chết: “Trường hợp của ông Chiến nghe nói cũng do vào xã Thanh Thủy để làm thịt lợn chết nên mới nhiễm bệnh (?)”.

Ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh An xác nhận, ngày 6/3/2015 trên địa bàn xã có 2 con lợn nái của gia đình ông Huế và ông Thành (xóm trưởng xóm 12) bị chết do bệnh tụ huyết trùng cấp. UBND xã Thanh An đã báo sự việc lên cấp trên và Trạm thú y để giải quyết. Số lợn này sau đó được tiêu hủy (?). Trạm thú y huyện Thanh Chương đã xuống tiêu độc khử trùng, tiêm vacxin bao vây, phòng dịch. Thế nhưng, sau đó vẫn có thêm 4 con lợn khác nhiễm bệnh, đến ngày 12/3 thì toàn bộ số lợn trên đã được điều trị khỏi bệnh.

Dân chủ quan, chính quyền thờ ơ

Ông Hà Văn Thái, P.Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy xác nhận: Ngày 24, 25/2/2015, gia đình ông Nguyễn Sỹ Hạnh, trú tại xóm 5, xã Thanh Thủy đã liên tiếp xảy ra hai trường hợp lợn nái có chửa bị chết. Nhưng ông Thái lại khẳng định, hai con lợn nái trên do gặp thời tiết nắng nóng, đẻ non nên chết cả mẹ lẫn con chứ không phải do dịch bệnh (!?). “Vì cho rằng không phải do dịch bệnh nên chúng tôi đã không báo cho thú y huyện. Gia đình họ tự xử lý lấy, một con mổ làm thịt đưa ra chợ bán, một con họ bán cho lái buôn” – ông Thái trần tình.

Tình trạng vật nuôi nhiễm bệnh, chết nhưng người dân vẫn bất chấp bán “chạy” đã từng nhiều lần diễn ra trên địa bàn huyện Thanh Chương. Vào tháng 9/2014, tại xã Thanh Khê có 7 con trâu nhiễm bệnh không rõ lý do. Trong đó có 2 con chết, 1 con đang nhiễm bệnh thì được bán “chạy” nhưng chính quyền và Trạm thú y huyện không hề hay biết (?). . Hầu hết những con trâu, bò nhiễm bệnh đều không được tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Còn tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, từ cuối năm 2013 đến tháng 1/2015, toàn xã đã có trên 22 con trâu, bò chết không rõ nguyên nhân (hầu hết số trâu, bò bị chết nói trên đều chưa được tiêm phòng các loại vacxin).

Theo kết luận của Cơ quan thú y vùng III thì số bệnh phẩm của trâu bò chết tại các địa phương mang xuống xét nghiệm đều có chung triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng (THT). Thế nhưng, khi xét nghiệm mẫu bệnh phẩm thì lại cho kết quả âm tính với vi khuẩn gây bệnh THT. Kết luận của Cơ quan Thú y vùng III đã khiến người dân thêm hoang mang. Riêng tại xóm 3, xã Ngọc Sơn, bà con cho rằng 19 con trâu bò bị chết trong xóm này đều do sóng của cột thu phát sóng Viettel đặt tại xóm gây ra (!?).

Trước tình hình này, thiết nghĩ cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, ngoài việc tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm đầy đủ, cần phải tăng cường lực lượng và sử dụng các biện pháp siết chặt công tác quản lý hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ trên địa bàn để chặn đứng các loại dịch bệnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm