| Hotline: 0983.970.780

Học phí ĐH, CĐ 2012: Thượng vàng hạ cám

Thứ Sáu 06/04/2012 , 11:01 (GMT+7)

Theo lộ trình tăng học phí của Bộ GD- ĐT, đến năm 2015, học phí ĐH-CĐ có thể thay đổi theo hướng "lên trời".

* Cao nhất 4,6 triệu đồng/tháng

Học phí cao, chất lượng đào tạo có cao?
Nhiều phụ huynh, học sinh choáng váng bởi mức học phí của 20 trường ĐH, CĐ vừa được Bộ GD- ĐT công bố… Theo lộ trình tăng học phí của Bộ GD- ĐT, đến năm 2015 có thể thay đổi theo hướng "lên trời".

Học phí theo... thị trường

Dẫn đầu trong TOP học phí cao ở khu vực phía Bắc là trường ĐH FPT với chương trình chính khóa: 23,1 triệu đ/học kỳ (tương đương hơn 4,6 triệu đ/tháng). Mỗi khóa học có 9 học kỳ bao gồm cả giai đoạn thực tập tại DN.

Riêng trong đợt đóng học phí đầu tiên khi nhập học, trường tạm thu thêm 13,44 triệu đồng, tương ứng với 4,2 triệu đồng lệ phí nhập học và học phí 1 mức tiếng Anh dự bị là 9,24 triệu. Để đủ trình độ tiếng Anh với chuẩn TOEFL PBT 550, TOEFl iBT 80 hay IELTS 6.0, sinh viên cần học tối đa 5 mức, thời lượng mỗi mức 8 tuần.

Kế sau là ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội thu mức học phí 9 triệu đ/năm (tăng 600.000 đồng so với năm 2011). ĐH Dân lập Phương Đông có mức học phí năm thứ nhất (năm học 2012- 2013) từ 6,75- 8,25 triệu đ/năm (tùy theo ngành học). Các năm sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. ĐH Thăng Long thu học phí theo học các ngành cũng xấp xỉ 20 triệu đ/năm (ngành kế toán, tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản lý bệnh viện, y tế công cộng, công tác xã hội, Việt Nam học…).

Nhóm học phí thấp nhất là các trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân, hệ ĐH 4,8 triệu đ/năm, hệ CĐ 3,2 triệu đ/năm, tương đương 480.000 đồng và 320.000 đ/tháng. ĐH Trưng Vương, hệ ĐH 500.000 đ/tháng, hệ CĐ 450.000 đ/tháng. ĐH Chu Văn An, hệ ĐH 590.000- 650.000 đ/tháng, hệ CĐ 490.000 - 520.000 đ/tháng. ĐH Công nghệ Đông Á, hệ ĐH 600.000 đ/tháng (10 tháng/năm), hệ CĐ 500.000 đ/tháng (10 tháng/năm). ĐH Hà Hoa Tiên, hệ ĐH 500.000 đ/tháng, hệ CĐ 400.000 đ/tháng. ĐH Thành Đô, hệ ĐH 550.000 đ/tháng, hệ CĐ 450.000 đ/tháng. ĐH Thành Đông, hệ ĐH 580.000 đ/tháng, hệ CĐ 500.000 đ/tháng...

Ngoài ra, nhiều trường ĐH dân lập khác như Đông Đô, Công nghệ Đông Á, Công nghệ Vạn Xuân, Dân lập Hải Phòng, Nguyễn Trãi... cũng thông báo giữ mức học phí như năm trước, dao động từ 700.000- 720.000 đ/tháng tùy theo từng ngành học. Thậm chí có trường còn chấp nhận lỗ để giữ chân sinh viên như ĐH Công nghệ & quản lý Hữu Nghị, học phí giảm 2,5 triệu đ/năm (còn ở mức 8,5 triệu đ/năm); ĐH Quốc tế Bắc Hà cũng giảm 3 triệu đ/năm (còn 15 triệu đ/năm) ở các ngành kinh tế và giảm 4 triệu đồng ở các ngành kỹ thuật (còn 16 triệu đ/năm).

ĐH dân lập Hải Phòng có chế độ cho học sinh đạt khá và giỏi ở THPT có NV1 thi vào trường đạt điểm thi tuyển sinh từ 21 hoặc 24 trở lên sẽ được hưởng học bổng tương đương với 80% hoặc 100% học phí của trường trong suốt 4 năm. ĐH Lạc Hồng sẽ miễn học phí năm học đầu tiên cho thí sinh đạt từ 22 điểm trở lên nếu đăng ký xét tuyển NV2, NV3.

Nhiều chiêu hút sinh viên

Để “bù trừ” cho việc thu học phí cao, quan trọng “hút” sinh viên cho đủ chỉ tiêu, nhiều trường đưa ra các chính sách ưu đãi đối với thí sinh dự thi năm nay. Trao đổi với NNVN, lãnh đạo Học viện Công nghệ & Bưu chính viễn thông cho biết, những thí sinh tuyển thẳng hệ ĐH sẽ được vào lớp đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành CNTT hoặc Công nghệ đa phương tiện với mức học bổng hỗ trợ tương đương 24.000 USD, nếu sinh viên có nguyện vọng học một trong hai ngành này.

Lý giải về việc "tự chủ" quy định mức học phí, lãnh đạo nhiều trường tuyên bố: Học phí cao nhằm tạo điều kiện cho các trường trả tiền lương cho giảng viên, tiền khấu hao tài sản, nâng cấp trang thiết bị hiện đại... và tăng theo quy luật thị trường.

Học viện Quốc tế phần cứng và mạng FPT Jetking, thuộc Đại học FPT cũng đưa ra ưu đãi đặc biệt dành cho 50 sinh viên đầu tiên đăng ký nhập học sẽ được tặng 50 máy tính bảng Amazone Kindle Fire và được hỗ trợ 50% học phí tiếng Anh nếu phải học bổ sung tiếng Anh đầu vào trong đợt tuyển sinh tại Hà Nội và TP HCM.

Còn ĐH Dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định) chỉ thu học phí hệ ĐH chính quy tập trung là 550.000 đ/tháng, hệ CĐ 500.000 đ/tháng. Ký túc xá của trường được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2011, sinh viên có nhu cầu sẽ được sắp xếp ở theo giá ưu đãi…

"Về mức học phí của các trường ngoài công lập chỉ là mức bình thường và đều trong lộ trình tăng học phí của Bộ quy định. Còn đối với khối trường công lập năm học 2011- 2012 học phí từ 355.000- 455.000 đ/tháng. Đến năm 2015 mức trần học phí sẽ đạt khoảng 580.000 đ/tháng. Trong đó cao nhất là khối ngành y - dược, thấp nhất là khối ngành xã hội, kinh tế, luật, nông lâm  ngư nghiệp", đại diện Bộ GD- ĐT cho hay.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm