| Hotline: 0983.970.780

Hối hả hương xạ Cao Thôn

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:10 (GMT+7)

Những ngày này, hàng trăm hộ dân Cao Thôn, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đang tất bật SX hương thơm, nhang đốt phục vụ Tết Nguyên đán./ Hương Tết Lai Triều

Nghề làm hương ở xã Bảo Khê đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cả xã hiện có 200 hộ làm nghề nhưng tập trung chủ yếu ở thôn Cao (hay còn gọi là Cao Thôn).

Tục truyền, từ xa xưa, bà Đào Thị Khương, người con gái Cao Thôn tài sắc lấy chồng bên Trung Quốc đã học được nghề làm hương. Trở về quê hương, bà đã truyền lại nghề cho dân làng. Đến nay, hương xạ thôn Cao vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, không thể lẫn so với các làng hương khác.

Về Cao Thôn những ngày giáp tết, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân tất bật làm hương. Hương để khắp nhà, hương tràn ra ngõ, mọi không gian đều được tận dụng để làm hương, phơi hương.

Theo những người dân nơi đây, hương được SX quanh năm nhưng thời vụ làm hương đông nhất là hai tháng giáp Tết Nguyên đán. Sản phẩm chủ yếu là hương vòng, hương nén và hương sào.

Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là dây keo. Dây keo được nghiền thành bột sau đó trộn lẫn với các loại thảo mộc như quế, hồi, huỳnh đàn, nhục đậu, đại hoàng, cam thảo, hắc hương… để tạo mùi thơm. Trong mỗi nén hương có tới vài chục vị thuốc Bắc. Muốn pha chế nguyên liệu làm hương trước hết phải học cách nhận biết các vị thuốc. Cũng tùy vào cách pha chế mà cho ra loại hương với mùi thơm khác nhau.

Mỗi cơ sở SX hương ở Cao Thôn đều giữ cho mình một bí quyết riêng về cách pha chế. Nhưng, tất cả đều tâm niệm rằng, nghề làm hương cũng như nghề bốc thuốc, đức tính cẩn thận phải đặt lên hàng đầu.

Hương xạ Cao Thôn có mùi thơm nhẹ, phảng phất lâu nên rất được ưa chuộng. Hương được xuất đi nhiều nơi trên cả nước nhưng tiêu thụ mạnh nhất là các tỉnh thành phía Bắc.

Các công đoạn từ pha chế, se, nén giờ đây đều có sự tham gia của máy móc. Chị Nguyễn Thị Hà cho biết trước đây làm thủ công, vừa vất vả mà năng suất lại không cao, sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng thị trường. Một mình chị ngồi máy từ 7 giờ sáng đến 1 giờ chiều làm được khoảng vạn rưỡi que hương, năng suất gấp hàng chục lần làm tay.

Nén hương làm xong được phơi nắng trên những chiếc phên. Hương phơi khô sẽ có màu sắc đẹp mắt mà vẫn giữ được mùi thơm. Muốn hương đậu tàn (khi cháy xong, tàn hương có vòng uốn quanh) cần phơi nắng cả một ngày, nắng già mà không quá gắt. Nếu đang phơi, trời đổ mưa thì coi như hỏng, dù hong hay sấy cũng mất đi mùi hương.

“Nghề làm hương là nghề tâm linh, người thợ phải có cái tâm. Làm ẩu, làm giả là có tội, có lỗi với nghề”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, một chủ cơ sở SX cho biết. Bởi vậy, trước mỗi mẻ hương, ông đều cẩn thận kiểm tra từ mùi thơm đến độ bén lửa sao cho khi đến tay người tiêu dùng, hương có chất lượng tốt nhất.

Đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều cơ sở đang không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đưa thương hiệu hương xạ Cao Thôn đến gần hơn với người tiêu dùng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm