| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1.000 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp

Thứ Sáu 11/07/2014 , 08:50 (GMT+7)

Hiện nay cả nước còn khoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp và thiếu khả năng xả lũ. 

Trong đó có 334 hồ chứa bị hư hỏng nặng, cần được quan tâm đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ năm 2014.

Hôm qua (10/7), Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội thảo “Đảm bảo an toàn hồ đập - thực trạng, thách thức và giải pháp” do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chủ trì.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý công trình Thuỷ lợi (Tổng cục Thuỷ lợi), đến nay các hồ có dung tích lớn hơn 100 triệu m3 đã được sửa chữa, nâng cấp ở mức bảo đảm an toàn cao. Các hồ chứa có dung tích lớn hơn 3 triệu m3 trở lên cơ bản đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, số lượng hồ chứa có dung tích dưới 3 triệu m3 trở xuống được sửa chữa không nhiều.

Công tác quản lý an toàn hồ chứa gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, số lượng hồ chứa quá nhiều (gần 6.000) lại nằm rải rác, phân tán và hầu hết đều không có đường quản lý. Đối với chủ đập các xã, HTX/tổ chức hợp tác dùng nước, người quản lý, vận hành không có chuyên môn về quản lý an toàn hồ đập nên những biểu hiện về mất an toàn không được phát hiện và xử lý kịp thời, dẫn đến sự cố…

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhận định: "Các hồ đập lớn của nước ta hiện vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, có rất nhiều hồ đập nhỏ được xây dựng từ lâu, chủ yếu dựa vào sức dân nên không đảm bảo chất lượng, xảy ra tình trạng xuống cấp đáng lo ngại".

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết biến đổi cực đoan cũng bộc lộ ngày càng rõ: Nhiều trận mưa rất lớn có cường độ cao, tập trung trong thời gian tập ngắn, mặc dù độ che phủ rừng tăng nhưng mức độ cản nước lại kém đi, lũ dồn nhanh làm giảm mức độ an toàn hồ đập.

 Vừa rồi, ngành thuỷ lợi đã rà soát và lọc được hơn 300 công trình cấp bách, trong đó có 169 công trình cấp bách nhất cần phải khắc phục ngay. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận dành một khoản kinh phí để sửa chữa, nâng cấp trong mùa khô.

"Để quản lý, vận hành tốt hồ đập, ngoài sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ chính quyền địa phương và chủ quản lý đập. Bên cạnh đó, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương cần phải tăng cường hơn nữa năng lực dự báo để BQL và các chủ hồ, đập có căn cứ điều tiết nước", Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất