| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1.800 điểm xả thải đổ nước thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải

Thứ Năm 17/12/2020 , 09:26 (GMT+7)

Nước thải công nghiệp chiếm tới 83,28% tổng lượng nước thải xả hàng ngày vào hệ thống Bắc Hưng Hải thuộc diện phải cấp phép, với 932 điểm xả thải.

Kết quả điều tra đã thống kê được 1.823 điểm xả thải có lưu lượng ≥ 5m3/ngày đêm (nước thải thuộc diện cấp phép xả thải) với tổng lưu lượng nước thải ước tính  148.098,44 m3/ngày đêm.

Trong đó, nước thải công nghiệp chiếm tới 83,28% tổng lượng nước thải thuộc diện phải cấp phép, với 932 điểm xả thải.

Nước thải công nghiệp chiếm tới 83,28% tổng lượng nước thải thuộc diện phải cấp phép, với 932 điểm xả thải. 

Nước thải công nghiệp chiếm tới 83,28% tổng lượng nước thải thuộc diện phải cấp phép, với 932 điểm xả thải. 

Tính đến 31/9/2020, có 293 cơ sở đã được cấp phép xả thải nhưng chỉ có 139 giấy phép còn thời hạn sử dụng, chiếm 7,62% số cơ sở thuộc diện phải cấp phép. Khối lượng nước thải được cấp phép theo giấy phép còn thời hạn sử dụng là 74.412,60 m3/ngày đêm, chiếm 50,25% khối lượng nước thải thuộc điện phải cấp phép.

Trong đó, UBND tỉnh đã cấp 99 giấy phép (70 giấy phép còn thời hạn sử dụng và 29 giấy phép đã hết hạn sử dụng), khối lượng nước thải được cấp phép theo giấy phép còn thời hạn sử dụng là 10.378,10 m3/ngày đêm (82 giấy phép do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương thẩm định và 17 giấy phép do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương thẩm định) chiếm 13,95% khối lượng nước thải đã được cấp phép còn hạn sử dụng.

Cùng đó, UBND tỉnh Hưng Yên và Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên đã cấp 154 giấy phép (33 giấy phép còn thời hạn sử dụng và 121 giấy phép đã hết hạn sử dụng), khối lượng nước thải được cấp phép theo giấy phép còn thời hạn sử dụng là 3.087,50 m3/ngày đêm, chiếm 4,14% khối lượng nước thải đã được cấp phép còn hạn sử dụng...

Xem thêm
Bảo vệ vật nuôi mùa rét: Tuyên Quang hình thành hàng vạn ha đồng cỏ

12 năm liên tiếp tỉnh Tuyên Quang không có gia súc chết vì đói, rét, bởi địa phương luôn chủ động tốt các biện pháp phòng chống và chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trách nhiệm trong sản xuất cà phê

Chủ động quản lý và giảm tần suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học trong sản xuất cà phê sẽ giúp tăng chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.