| Hotline: 0983.970.780

Họp song phương với Trung Quốc về Lệnh 248, 249

Thứ Ba 21/06/2022 , 16:56 (GMT+7)

Bên lề phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO, đoàn công tác Việt Nam đề nghị Trung Quốc tăng cường phối hợp trong việc hướng dẫn doanh nghiệp thích ứng với Lệnh 248, 249.

Toàn cảnh làm việc giữa đoàn công tác Việt Nam với phía Trung Quốc sáng 21/6. 

Toàn cảnh làm việc giữa đoàn công tác Việt Nam với phía Trung Quốc sáng 21/6. 

Sáng 21/6 (giờ Geneva, Thụy Sĩ), đoàn công tác Việt Nam do Văn phòng SPS Việt Nam dẫn đầu đã họp song phương với phía Trung Quốc. Đây là sự kiện bên lề phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO, diễn ra từ 22-24/6.

Trao đổi với ông Bi Zhonglin, Đại sứ Thường trực của Trung Quốc tại WTO, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nêu 8 vấn đề với phía Bạn.

Trong đó, những nội dung trọng tâm được đề nghị gồm: Thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Văn phòng SPS Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc để giải quyết những lo ngại có thể phát sinh trong quá trình hướng dẫn doanh nghiệp thích ứng Lệnh 248, Lệnh 249.

Bộ tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra và xếp hạng doanh nghiệp cụ thể, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trung Quốc bổ sung mã HS và CIQ, theo đề xuất thông qua đường dây liên lạc giữa Văn phòng SPS Việt Nam và Hải quan Trung Quốc. Nguyên nhân bởi, nhiều lô hàng thực phẩm chế biến sẵn đã có mã HS và lịch sử giao dịch hiện chưa thể xuất sang thị trường nước bạn do thiếu mã HS/CIQ trong hệ thống đăng ký CIFER.

Hải quan Trung Quốc cho phép sửa các thông tin như: tên doanh nghiệp, địa chỉ nhà máy, mã số doanh nghiệp do doanh nghiệp có một số lỗi chính tả khi kê khai đăng ký.

Ông Ngô Xuân Nam, đại diện đoàn Việt Nam tại phiên họp của Ủy ban SPS-WTO.

Ông Ngô Xuân Nam, đại diện đoàn Việt Nam tại phiên họp của Ủy ban SPS-WTO.

Tại buổi làm việc với Trung Quốc, phía Việt Nam cũng nêu trở ngại trong việc quản lý những doanh nghiệp tự đăng ký trên hệ thống CIFER. Vừa qua, Văn phòng SPS Việt Nam đã mất nhiều thời gian để rà soát 60 doanh nghiệp, theo đề nghị từ phía Trung Quốc, nhằm xác thực những đơn vị này.

Do đó, đoàn Việt Nam rất mong có một kênh vừa hỗ trợ trao đổi thông tin, vừa hỗ trợ kỹ thuật giữa hai nước, nhằm tạo cơ sở dữ liệu, cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ có thời hạn đến tháng 6/2023 để hoàn thành hồ sơ đăng ký trên CIFER. Sau đó, phía bạn sẽ tiến hành kiểm tra trực tuyến các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói của nước ta.

Phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc sớm cung cấp các nội dung, phương thức và tần suất khi kiểm tra trực tuyến.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác Việt Nam tại phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO cho biết, Trung Quốc ghi nhận ý kiến của đoàn Việt Nam, đồng thời bày tỏ sẽ xử lý trong thời gian sớm nhất có thể.

Phía bạn cũng hứa xem xét việc sớm mở cửa cho các nông sản như chanh leo, khoai lang tím và bưởi thời gian tới.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.