| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác quốc tế góp phần giảm thiểu thiệt hại trong phòng chống thiên tai

Thứ Tư 21/12/2022 , 10:09 (GMT+7)

Trong khoảng 10 năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đã nở rộ.

Thế hệ những cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai trước đây thực sự rất vất vả khi mỗi mùa mưa lũ đến.

Thế hệ những cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai trước đây thực sự rất vất vả khi mỗi mùa mưa lũ đến.

Tạo dựng nền móng vững chắc

Hiện nay, Việt Nam đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ nhằm giải quyết các thách thức trong phòng, chống thiên tai. Qua đó, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm chuyên ngành phục vụ cho dự báo bão, mưa lũ, ngập lụt hạ du và vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa,…

Tuy nhiên, chia sẻ về công tác phòng, chống thiên tai trong từng giai đoạn, ông Lê Quang Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ NN-PTNT), cho hay, thế hệ những cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai trước đây thực sự rất vất vả khi mỗi mùa mưa lũ đến đều phải thu thập thông tin, cập nhật, báo cáo lãnh đạo để đưa ra những công điện, các văn bản chỉ đạo cho các địa phương.

Thời gian đó, Việt Nam chưa có những thiết bị kết nối thời gian thực nên khi cần số liệu như mực nước, lượng mưa, lưu lượng xả của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện… thường phải gọi điện.

Với sự ra đời của internet, các công cụ trực tuyến, các phần mềm hỗ trợ kỹ thuật, đến nay, công tác thu thập dữ liệu để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai ở cả cấp Trung ương và địa phương đã thay đổi rất nhiều, mang lại hiệu quả to lớn trong việc tham mưu, chỉ đạo cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai để đưa ra những quyết sách kịp thời.

Từ năm 2017, Tổng cục Phòng, chống thiên tai được thành lập. Lãnh đạo Tổng cục đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, tăng cường kết nối của các nhóm dữ liệu từ các cơ quan khác nhau rồi liên kết về phòng trực ban của Ban Chỉ đạo để làm cơ sở phân tích, đưa ra những quyết định quan trọng cho việc điều hành trên toàn quốc.

Từ năm 2018, lãnh đạo Tổng cục tập trung xây dựng hệ thống giám sát thiên tai. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu lớn dùng chung để lưu trữ, cập nhật, theo dõi các dữ liệu trực tuyến với nhiều nhóm dữ liệu chuyên ngành.

Ví dụ như các trạm khí tượng thủy văn, các số liệu về tàu thuyền, các cảng cá, các số liệu về dân sinh, kinh tế… cũng được một mặt dùng ngân sách nhà nước, một mặt huy động sự hỗ trợ từ các dự án hỗ trợ quốc tế để tận dụng, thu thập dữ liệu và xây dựng các bộ công cụ phân tích, đưa ra những xu hướng, xu thế, giúp công tác chỉ đạo điều hành nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Dữ liệu này cũng được kết nối với các bản tin trực tuyến của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, giúp việc kết nối nhanh hơn, số liệu thực tế hiển thị trên màn hình để lực lượng trực ban dễ theo dõi.

“Trong thời gian tới, hệ thống này sẽ được sẽ được tăng cường và sẽ phục vụ mang tính chất trực tuyến và hỗ trợ tốt hơn cho việc ra quyết định trong phòng chống thiên tai cả cấp Trung ương lẫn địa phương”, ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết.

Sự hỗ trợ đắc lực từ những nguồn lực quốc tế

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, trong khoảng 10 năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đã nở rộ.

Khoảng 10 năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đã nở rộ.

Khoảng 10 năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đã nở rộ.

Năm 2015, Hội nghị toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã ban hành Khung Sendai toàn cầu về giảm thiểu rủi ro thiên tai và được 187 quốc gia công nhận và tự nguyện tham gia. Từ đó hoạt động khoa học công nghệ đã được chuyển giao, giới thiệu và chia sẻ giữa cộng đồng quốc tế.

Trong hợp tác ASEAN, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đang là cơ quan đầu mối quốc gia trong hợp tác về quản lý rủi ro thiên tai trong ASEAN. Trong Ủy ban giảm thiểu rủi ro thiên tai của ASEAN đã có nhiều hoạt động chia sẻ từ xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ những khuyến nghị về tăng cường khoa học công nghệ. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương APEC.

Tổng cục đang tham mưu cho Bộ NN-PTNT tái thành lập đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, hiện đang có 23 thành viên tham gia gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, các tổ chức phi chính phủ.

“Tổng cục cũng tham mưu với Bộ NN-PTNT xây dựng 8 dự án hỗ trợ kỹ thuật. Gần đây nhất, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA cũng đã hỗ trợ dự án xây dựng thí điểm đập ngăn bùn đá ở khu vực miền núi phía Bắc. Các chuyên gia của JICA cũng đang đến Việt Nam để chuyển giao công nghệ để giảm thiểu thiệt hại tại những khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở đất một cách hiệu quả nhất”, ông Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Bình luận mới nhất