| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã mây tre đan Liêm Khê, điểm tựa của hộ nghèo

Thứ Tư 13/05/2020 , 11:10 (GMT+7)

Mỗi tháng HTX mua gom, xuất khẩu đươc 10 nghìn sản phẩm mây, tre đan các loại. Tạo việc làm ổn định cho gần 300 lao động thuộc diện hộ nghèo và người khuyết tật.

Empty

Empty

Hợp tác xã Mây tre đan xuất khẩu Liên Khê (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) được thành lập từ đầu những năm 1980. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, đến nay HTX vẫn duy trì được sản xuất ổn định.

Sản phẩm làm ra từ HTX bao gồm, các đồ dùng gia dụng bằng mây tre, như giỏ, lọ, đĩa, cơi trầu, mâm bồng, làn, khay đựng hoa quả các loại. Thị trường xuất khẩu chính của HTX là các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Bình quân mỗi tháng HTX có thể sản xuất và cung ứng cho thị trường các quốc gia nói trên 10 nghìn sản phẩm mây, tre đan các loại. Tạo việc làm ổn định cho gần 300 lao động thuộc diện hộ nghèo và người khuyết tật trong khu vực.

Thu nhập quân bình của người làm nghề không cao (khoảng 60-70 nghìn đồng/người/ngày), nhưng công việc nhẹ nhàng, kỹ thuật sản xuất đơn giản, không phải đầu tư vốn, các lao động được mang việc về sản xuất tại nhà theo hình thức khoán sản phẩm, rất phù hợp với các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người hết tuổi lao động và người khuyết tật.

Theo đó, toàn bộ nguyên liệu cho sản xuất đầu vào (song, mây, tre), được HTX hợp đồng mua từ Đà Nẵng, đã chẻ vót sẵn, giao cho người lao động chỉ việc đan thành phẩm cơ bản, rồi giao lại cho HTX hoàn thiện khâu sản xuất cuối cùng (vệ sinh, làm cứng, sơn màu) trước khi xuất xưởng.

Hợp tác xã mây tre đan Liêm Khê giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Hợp tác xã mây tre đan Liêm Khê giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Nhờ cách khoán sản phẩm cho người thợ như trên, HTX đã khai tác tối đa được năng lực sản xuất từ cộng đồng, mọi tầng lớp nhân dân đều có thể nhận nguyên liệu về sản xuất tại nhà vào những khi rảnh rỗi, nhất là vào thời gian sớm, tối trong ngày hoặc những ngày nắng nóng gay gắt  hoặc mưa bão kéo dài, nhưng vẫn đảm bảo được công việc đồng áng hoặc các việc làm khác của gia đình.

Vợ chồng chị Đinh Thị Ngà ở xã Bình Kiều (Khoái Châu) cùng bị khuyết tật do bẩm sinh và di chứng chất độc da cam, nhờ cố gắng vươn lên học hỏi làm nghề, mỗi tháng đã sản xuất được hơn 100 sản phẩm giỏ, lọ, khay, đĩa mây các loại, đạt thu nhập trên 3 triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình hàng ngày.

HTX cũng có được thuận lợi, không phải mở rộng nhà xưởng sản xuất và quản lý lao động, giúp giảm chi phí đầu tư, hạ giá đơn hàng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, ổn định việc làm và gia tăng thu nhập cho người thợ. Qua đó góp phần cùng chính quyền địa phương đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo bền vững cho nhiều nông hộ, đặc biệt là những người khuyết tật.

Anh Đỗ Đình Quyền ở thôn Trung Châu, xã Đông Kết (trong huyện) từng là công nhân lái máy xúc, bị tai nạn lao động phải sống nhờ vợ con. Từ khi được nhận làm hàng mây, tre đan xuất khẩu cho HTX Liên Khê, anh Quyền đã có nguồn thu nhập ổn định gần 3 triệu đồng/tháng, chẳng những đảm bảo đủ cuộc sống cá nhân, đôi khi anh còn hỗ trợ lại gia đình.

Sản phẩm của HTX Mây tre đan Liêm Khê.

Sản phẩm của HTX Mây tre đan Liêm Khê.

Nét mới trong sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của HTX Liên Khê hiện nay là: Tất cả các khâu giao dịch (chào hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm, ký kết hợp đồng và thanh lý hợp đồng) đều thông qua các phương tiện thông tin hiện đại, không mất thời gian và phương tiện đi lại, gây phát sinh chi phí, nên rất thuận lợi. Do vậy, nghề sản xuất mây, tre đan xuất khẩu sẽ còn phát triển hơn nữa. Bởi đây là những sản phẩm thân thiện môi trường, nguyên liệu sản xuất là các loại thảo mộc, hoàn thổ nhanh, không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

Giám đốc HTX Phan Đình Đua cho biết: “HTX sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các lao động làm nghề...”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm