| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên đánh giá thổ nhưỡng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ Tư 20/01/2021 , 08:52 (GMT+7)

Nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất, sử dụng hợp lý, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, huyện Kim Động (Hưng Yên) triển khai xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng.

 Mô hình trồng cúc hoa của gia đình bà Nguyễn Thị Bắc, thôn Tả Hà, Xã Hùng An. Ảnh: Hoàng Dân.

 Mô hình trồng cúc hoa của gia đình bà Nguyễn Thị Bắc, thôn Tả Hà, Xã Hùng An. Ảnh: Hoàng Dân.

Năm 2018, từ 2 xã Hùng An và Vĩnh Xá làm điểm, đến nay huyện Kim Động xây dựng Bản đồ nông hóa thổ những cho 5 xã, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi với chúng tôi, anh Vũ Văn Thạo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xá (là 1 trong 2 xã đầu tiên được huyện Kim Động lựa chọn để thực hiện nghiên cứu dự án) cho biết, trước đây, địa phương chưa được đánh giá thổ nhưỡng đất, nhân dân trong xã chuyển đổi chậm, manh mún và đưa một số giống cây trồng không phù hợp, khiến giá trị kinh tế mang lại không cao.

Đầu năm 2018, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng đã lấy mẫu đất ở 8 điểm trên diện tích hơn 420 ha đất sản xuất nông nghiệp của địa phương. Qua nghiên cứu cho thấy, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, chủ yếu là đất phù sa chua và ít chua. Tầng đất dày, hàm lượng hữu cơ ở mức trung bình, thích hợp trồng lúa và một số cây hằng năm, cây ăn quả như ổi, nhãn, cam, bưởi, táo, thanh long, đu đủ.

Dựa vào kết quả này, cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân Vĩnh Xá đã có thêm kiến thức, kĩ năng để bổ sung dinh dưỡng cho đất, đưa những giống cây trồng mới, thích hợp vào địa phương. Khi có mẫu đánh giá đất tại địa phương các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi gần 100ha cây trồng phù hợp với chất đất, trong đó tập trung vào cây có múi như cam, bưởi hơn 30ha, thanh long gần 20ha… mang lại giá trị thu nhập từ 200 – 300 triệu/ha.

Mô hình trồng thanh long tại xã Vĩnh Xá. Ảnh: Hoàng Dân.

Mô hình trồng thanh long tại xã Vĩnh Xá. Ảnh: Hoàng Dân.

Ghi nhận tại xã Hùng An, sau khi có đánh giá thổ nhưỡng đất, địa phương đã quy hoạch các khu vực chuyển đổi phù hợp như vùng trồng chuối, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, điển hình như hộ gia đình Bà Nguyễn Thị Bắc thôn Tả Hà, năm 2019 đã mạnh dạn đưa cây dược liệu cúc hoa vào thâm canh với tổng diện tích 2 mẫu.

Bà Bắc chia sẻ: “Trước, tôi chỉ biết cấy 2 vụ lúa trên đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, nhưng khi thấy bảng phân tích mẫu đất tại khu vực phù hợp với cây dược liệu, tôi chủ động xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tại diện tích đất đó tôi bổ xung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp với cây, nhờ đó diện tích trồng cúc hoa của gia đình phát triển tốt”.

Sau 5 tháng chăm sóc, hoa cúc của gia đình bà Bắc cho thu hoạch và được được Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam – Vietmec bao tiêu sản phẩm, năm đầu tiên thử nghiệm gia đình bà thu nhập 15 triệu đồng/sào, tương đương hơn 300 triệu/ha.

Theo báo cáo từ UBND huyện Kim Động, đến nay huyện đã xây dựng xong Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng cho 5 xã bao gồm Hùng An, Vĩnh Xá, Thọ Vinh, Ngọc Thanh và Song Mai. Trên cơ sở bản đồ chất lượng đất đai, huyện đã tiến hành đánh giá mức độ thích hợp chi tiết cho từng loại cây trồng.

Các địa phương công khai bản đồ nông hóa tại trụ sở UBND xã, các nhà văn hóa thôn. Đồng thời kết hợp tuyên truyền về kết quả đánh giá thổ nhưỡng thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt tại thôn, xóm, qua đó giúp đông đảo người dân nắm bắt và lựa chọn cây trồng phù hợp trên từng xứ đồng.

Có thể khẳng định, nghiên cứu, đánh giá thổ nhưỡng ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên mở ra một hướng phát triển mới cho lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Ở đó, người nông dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất. Từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bền vững nhất theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm