| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa:

Lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Thứ Hai 18/01/2021 , 10:31 (GMT+7)

Với giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 112 triệu USD, năm 2020 được đánh giá là năm thắng lợi toàn diện của ngành nông nghiệp Thanh Hóa.

 

Năm 2020, ngành nông nghiệp Thanh Hóa có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa đạt trên 112 triệu USD. Ảnh: Võ Dũng.

Năm 2020, ngành nông nghiệp Thanh Hóa có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa đạt trên 112 triệu USD. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Năm 2020, ngành nông nghiệp Thanh Hóa được đánh giá thành công trên nhiều lĩnh vực. Huy động đầu tư công ngành nông nghiệp Thanh Hóa đạt 35,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ.

Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 4,8 nghìn tỷ đồng; vốn tín dụng đầu tư phát triển 8 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp trong nước 4 nghìn tỷ đồng; vốn FDI 500 tỷ đồng; vốn đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác 18 nghìn tỷ đồng.

Vượt qua một năm với nhiều khó khăn thử thách, các chỉ tiêu lĩnh vực nông nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng (VA) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 3%; sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng 53,46%...

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và tham gia lĩnh vực xuất khẩu nông sản ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Năm 2020, toàn tỉnh có 890 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, năm 2020, giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh ước đạt 112,482 triệu USD. Trong đó, hàng nông lâm sản đạt gần 17 triệu USD; thủy sản trên 95,5 triệu USD.

Thanh Hóa chủ yếu xuất khẩu nông sản các mặt hàng như tinh bột sắn; thịt súc sản; chả cá Surimi; bột cá; dăm gỗ...

Mới đây, trong lần thăm mô hình cây ăn quả tại huyện Thạch Thành, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, kêu gọi đầu tư để nâng cao giá trị, hướng tới tăng giá trị xuất khẩu nông sản.

Trong chuyến thăm các vườn cây ăn quả tại huyện Thạch Thành gần đây, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa  giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tăng giá trị xuất khẩu nông sản.  Ảnh: Võ Dũng.

Trong chuyến thăm các vườn cây ăn quả tại huyện Thạch Thành gần đây, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa  giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tăng giá trị xuất khẩu nông sản.  Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa là tỉnh có tổng diện tích cây ăn quả lớn với trên 21 nghìn ha. Trong những năm qua, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều huyện trong tỉnh đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh cây ăn quả. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha mỗi năm.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng quy hoạch bị phá vỡ, một số diện tích cây ăn quả không đảm bảo chất lượng.

Trước tình trạng trên, xuất phát từ ý tưởng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng: "Trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã có những mô hình cho lãi ròng rất lớn nhưng vẫn còn tình trạng được mùa mất giá. Các địa phương, ngành nông nghiệp phải thực sự sát sao với người nông dân, nắm tâm tư, nguyện vọng của nhà nông để có chiến lược phát triển bền vững cho các vựa cây ăn quả của tỉnh. Việc làm trước mắt và phải làm ngay đó là xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Đây sẽ là yếu tố tiên quyết kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp".

Trước chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong năm 2021 Sở sẽ mời Viện Thổ nhưỡng nông hóa vào khảo sát, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tại 9-11 huyện miền núi, trung du.

Những năm tiếp theo, tùy vào nguồn ngân sách sẽ phân bổ để xây dựng bản đồ ở những huyện còn lại.

"Khi doanh nghiệp có ý định đầu tư vào nông nghiệp Thanh Hóa, họ chỉ cần nhìn vào bản đồ nông hóa thổ nhưỡng để xác định có đầu tư hay không chứ không phải mất thời gian khảo sát. Căn cứ vào bản đồ, công tác quy hoạch, quản lý của ngành và các cấp chính quyền cũng sẽ thuận lợi hơn. Thanh Hóa là vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp và chúng tôi muốn xây dựng ở đây thành vùng sản xuất, chế biến nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có trái cây, hướng tới mục tiêu xuất khẩu" - ông Cường cho hay.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp Thanh Hóa trong năm 2021

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng (VA) đạt 3% trở lên; sản lượng lương thực giữ mức 1,5 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng 53,5% ; thêm 2 huyện và thành phố Sầm Sơn, 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí nông thôn mới/xã

  • Tags:
Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.