| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên: Dịch tả lợn Châu Phi lắng dịu

Thứ Năm 31/10/2019 , 09:44 (GMT+7)

Tính đến ngày 30/10, Hưng Yên đã có 144 xã, phường, thị trấn công bố hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên, từ ngày 1/2/2019 đến nay, Hưng Yên đã có 151 xã phường, thị trấn của của 10 huyện, thị xã, thành phố công bố dịch.

Sau những ngày, tháng cả hệ thống chính trị của tỉnh cũng như người dân vào cuộc chống dịch và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đến ngày 30/10, toàn tỉnh đã có 144/151 xã, phường, thị trấn công bố hết bệnh dịch. Trong đó, 5 huyện, thị xã, thành phố có 100% các xã đã công bố hết dịch gồm: thị xã Mỹ Hào, TP Hưng Yên và huyện Văn Giang, Phù Cừ, Yên Mỹ.

Công tác khử độc, tiêu trùng luôn được người chăn nuôi chú trọng.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Đến nay, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã có chiều hướng chững lại, số lượng lợn mắc bệnh ốm, chết phải tiêu hủy ngày giảm hẳn. Các ổ dịch cơ bản đã được khống chế và xử lý dứt điểm, nhìn chung tình hình dịch bệnh đã ổn định.

Với tinh thần không chủ quan trước dịch bệnh, tỉnh vẫn đang đẩy mạnh thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch hàng năm. Cùng đó, triển khai thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng từ ngày 1/11 đến hết ngày 1/12.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã chỉ đạo chỉ cho tái đàn ở những cơ sở, trang trại chăn nuôi thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học. Tái đàn theo lộ trình từng bước, tránh tái đàn ồ ạt. Nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi. Sau khi tái đàn được 30 ngày thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu đều âm tính với bệnh khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng tăng dần.

Đối với các hộ, trang trại chăn nuôi xen kẹp trong khu dân cư, không đảm bảo an toàn dịch bệnh nên dừng chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh tái dịch trở lại, đồng thời chuyển đổi chăn nuôi sang các con vật khác…

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.