| Hotline: 0983.970.780

Hướng dẫn nông dân sản xuất, chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc

Thứ Năm 08/12/2022 , 07:15 (GMT+7)

NINH THUẬN Khuyến nông Ninh Thuận hướng dẫn, hỗ trợ bà con sản xuất, ủ thức ăn thô xanh cho gia súc để phục vụ chăn nuôi cho các giai đoạn khan hiếm thức ăn.

Ngày 6/12, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận đã tổ chức tổng kết mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2022 tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc với hơn 30 hộ dân tham gia mô hình.

Đây là mô hình thuộc dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2021 - 2023. Năm 2022, mô hình “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ thích ứng với biến đổi khí hậu” được thực hiện tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc với quy mô 9ha/60 tấn thức ăn với 45 hộ được hưởng lợi. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 70% về giống cỏ VA06, phân bón, túi nilon, muối và các vật dụng cần thiết cho việc chế biến bảo quản thức ăn thô xanh, được tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật trồng, bảo quản, cách chế biến thức ăn thô xanh.

Empty

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật ủ chua thức ăn, giúp bò nhanh lớn. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Ông Châu Văn Nho, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết: Vào mùa xuân, mùa thu thời tiết thuận lợi, cây cỏ phát triển tốt và nguồn phụ phẩm nông nghiệp nhiều nên nguồn thức ăn thô xanh dồi dào. Tuy nhiên vào mùa mưa, mùa hè, do thời tiết khắc nghiệt, cây cỏ sinh trưởng kém, năng suất giảm, đồng thời các phụ phẩm nông nghiệp ít nên thức ăn thô xanh thiếu hụt, chất lượng dinh dưỡng không cao, làm sức đề kháng vật nuôi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò… có nguy cơ bùng phát cao nên số lượng đàn gia súc của xã hay bị sụt giảm. Hi vọng, mô hình được nhân rộng để bà con duy trì và tăng đàn, tạo thêm thu nhập cho bà con phát triển kinh tế ở địa phương.

Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận và Trạm Khuyến nông huyện Thuận Bắc cũng sẽ tiếp tục theo dõi, hỗ trợ bà con trong và ngoài mô hình bằng nhiều hình thức như áp dụng đồng bộ kỹ thuật thâm canh làm thức ăn gia súc, đặc biệt là sử dụng phân bón, tưới nước. Ngoài ra, tổ chức liên kết các hộ chăn nuôi với các chủ trang trại chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để ổn định đầu ra, có giá bán sản phẩm tốt, đồng thời khuyến khích người sản xuất chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đất gò đồi sang trồng cây thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xem thêm
Kinh nghiệm phòng bệnh ở xã có diện tích thủy sản lớn nhất Hà Nội

Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội có tới 475ha thủy sản, trong đó riêng HTX Thủy sản Trầm Lộng đã có trên 170ha với hơn 70 thành viên.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.