| Hotline: 0983.970.780

Hướng phát triển chăn nuôi vùng hạn, mặn

Thứ Năm 02/06/2016 , 08:37 (GMT+7)

Ngày 1/6, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chủ trì Hội nghị Phát triển chăn nuôi trong điều kiện xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL.

Biến bất lợi thành lợi thế

Trong bối cảnh ĐBSCL vừa trải qua hơn 5 tháng hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) gay gắt, gây thiệt nặng nề đến SX nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đã cùng các địa phương triển khai nhiều giải pháp ứng phó về thủy lợi, trồng trọt, SX lúa và nuôi trồng thủy sản.

Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi, tuy bị ảnh hưởng do XNM, một số địa phương thiếu thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm, nhưng do chăn nuôi còn phân tán, nhỏ lẻ và nhờ có biện pháp đối phó, đến nay mức độ tổn thất không lớn.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Trong thời gian qua chăn nuôi ở ĐBSCL chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng tạo điều kiện phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

Đặc biệt trong tình hình người nuôi tôm ở 8 tỉnh ven biển bị thất mùa vừa qua, việc phát triển chăn nuôi, bên cạnh những vật nuôi truyền thống bản địa các địa phương cần xác định, chọn lựa vật nuôi mới thích nghi, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặt nền móng phát triển chăn nuôi theo hướng biến những tác động bất lợi thành lợi thế, đồng thời có thể bù đắp những thiệt hại vừa qua và tạo nguồn thu nhập mới cho nông hộ.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Hiện nay đàn bò thịt ở ĐBSCL có trên 690.000 con, chiếm 12,84%; đàn bò sữa có 27.800 con, chiếm 8,56% cả nước. Bò sữa nuôi nhiều nhất tại các tỉnh long An, Tiền Giang, Sóc Trăng. Giá thu mua sữa ổn định, chăn nuôi có lãi nên xu hướng tăng đàn mạnh.

Đàn trâu trong vùng hiện có 34.000 con, chiếm 13,5% so đàn trâu cả nước, chủ yếu nuôi nhiều ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp. Sản lượng thịt trâu đạt gần 2.000 tấn. Chăn nuôi dê có trên 179.000 con, chiếm 10,7% đàn dê cả nước. Dê được nuôi nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre.

Chăn nuôi heo trong vùng hiện có gần 3,6 triệu con, đứng thứ 4 và chiếm 12,9% tổng đàn heo cả nước. Sản lượng thịt heo tăng 2,93% do năng suất tăng, dịch bệnh không xảy ra nhiều. Tổng sản lượng thịt heo đạt trên 556.200 tấn.

19-30-09_chn-nuoi-bo-su-dng-pht-trien-o-cn-tho-soc-trng-nh-hd
Chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở Cần Thơ, Sóc Trăng

 

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Phát triển chăn nuôi ở ĐBSCL cần xem là một lợi thế, rất cần thiết. Đặc biệt ở vùng ven biển dù điều kiện hạn, mặn, các địa phương hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế, không bế tắc. Do đó trong định hướng phát triển cần thay đổi nhận thức, đề xuất quy hoạch chăn nuôi vào các đề án tái cơ cấu SX.

Về chăn nuôi gia cầm vốn là thế mạnh trong vùng với tổng đàn trên 58,4 triệu con, chiếm 17,1% so đàn gia cầm cả nước. Trong đó đàn vịt hơn 25,7 triệu con, riêng nuôi vịt chạy đồng đẻ trứng 9,2 triệu con, chiếm hơn 39% đàn vịt đẻ cả nước và đứng đầu cả nước về sản lượng 1,33 tỷ quả trứng. Đặc biệt trong nhiều năm qua ĐBSCL là nơi duy nhất xuất khẩu trứng vịt muối.

Mặt khác gần đây nghề nuôi ong mới phát triển với tổng số 116.000 đàn ong, sản lượng mật đạt 242 tấn/năm; hiện có 5 tỉnh tham gia dẫn dụ và gây nuôi chim yến, với 484 nhà yến chiếm 35% số nhà yến trong cả nước.

Vật nuôi mới

Cục Thú y cho biết, một số tỉnh vùng ven biển ĐBSCL bắt đầu chú trọng tìm vật nuôi có khả năng nâng cao giá trị kinh tế, tăng sản lượng xuất khẩu sang các nước EU, châu Mỹ như: Nuôi chim yến, mật ong, trứng gia cầm.

Hiện nay trứng vịt muối xuất khẩu trên 20 triệu quả trứng/năm và trong 3 tháng đầu năm 2016 đã xuất khẩu trên 7 triệu quả trứng. Trong khi đó thị trường trứng cút xuất sang Nhật Bản, Singapore và các nước EU đang mở cửa. Do đó cần có thêm công trình nghiên cứu giống vật nuôi thích ứng vùng ngập mặn, cho năng suất cao, chất lượng, có triển vọng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam bộ giới thiệu một số giống vật nuôi triển vọng, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở vùng bị XNM ở ĐBSCL. Giống vịt biển từ năm 2014-2015 đã đưa 300 con ra Trường Sa nuôi thử nghiệm, có khả năng thích nghi nước biển, lợ, ngọt và nuôi trên cạn. Đây là vật nuôi mới, năng suất trứng khá cao, khoảng 200-210 trứng/mái/năm. Nuôi sau 21 tuần tuổi vịt vào đẻ đạt 2,7 kg/con. 

Viện Chăn nuôi đã tạo ra quần thể hàng ngàn con vịt mái. Bên cạnh đó giống vịt Hòa Lan siêu trứng 220-230 trứng/năm, trứng to; vịt Hòa Lan chuyên dụng thịt nuôi sau 7 tuần tuổi đạt 3,2 kg/con, có khả năng phát triển thích nghi vùng nước lợ ven biển và chạy đồng.

Thực tế trong năm qua, giống vịt biển được nuôi thử nghiệm ở Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang cho thấy khả năng thích nghi vùng hạn, mặn. Ông Nguyễn Văn Tranh, Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết: TTKN Cà Mau đang triển khai mô hình nuôi trên 3.000 con vịt biển. 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm