| Hotline: 0983.970.780

Hướng tới kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp Việt - Pháp

Thứ Ba 19/11/2024 , 13:56 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Việt Nam và Pháp đang hướng tới kỷ nguyên hợp tác mới, tập trung vào phát triển bền vững, chế biến sâu và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với đoàn Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF). Ảnh: Kiều Chi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với đoàn Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF). Ảnh: Kiều Chi.

Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp, làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư. 

Tại buổi làm việc, phía đoàn Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp bày tỏ mong muốn tìm hiểu các cơ hội hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong bối cảnh quốc gia đang tập trung nâng cao giá trị ngành công nghiệp thực phẩm, an ninh lương thực và nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, tìm hiểu về các ưu đãi của Việt Nam cho ngành thức ăn chăn nuôi, dinh dưỡng vật nuôi và ngành sữa, nhằm đánh giá tiềm năng đóng góp của khu vực tư nhân Pháp vào những lĩnh vực ưu tiên này.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, Việt Nam luôn nỗ lực trở thành đối tác tin cậy của các quốc gia, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế. Ảnh: Kiều Chi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, Việt Nam luôn nỗ lực trở thành đối tác tin cậy của các quốc gia, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế. Ảnh: Kiều Chi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã bày tỏ sự cảm kích trước tình cảm đặc biệt mà Pháp luôn dành cho Việt Nam. Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam luôn nỗ lực trở thành đối tác tin cậy của các quốc gia, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: "Nông nghiệp là một lĩnh vực được Chính phủ và Nhà nước đặc biệt quan tâm, và đang khẳng định lợi thế vượt trội. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trên 7%, ngành nông nghiệp dự kiến tăng khoảng 4%. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 62 tỷ USD trong năm 2024, có vị thế vững chắc trên thị trường toàn cầu."

Bên cạnh đó, tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy lợi còn rất lớn. Hệ thống thủy lợi với các công trình hồ đập, đê điều được đầu tư bài bản, vừa hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo phòng chống thiên tai. Ngành chăn nuôi hiện cũng đã xây dựng được môi trường pháp lý đầy đủ, bao gồm hệ thống luật, nghị định, thông tư và chiến lược, đề án; các lĩnh vực liên quan như công nghiệp giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ chế biến, xử lý môi trường, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) chia sẻ về những doanh nghiệp tiềm năng giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Kiều Chi.

Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) chia sẻ về những doanh nghiệp tiềm năng giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Kiều Chi.

Ông Francois Corbin đánh giá cao tiềm năng lớn của ngành nông nghiệp và cho rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp và Tổng Bí thư Việt Nam đã tạo động lực quan trọng cho quan hệ hợp tác song phương. Ông nhấn mạnh, Pháp sở hữu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực như chế biến sâu, đảm bảo an ninh lương thực và giảm thiểu dấu vết carbon, rất phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân Pháp đang tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư giữa hai quốc gia. 

Đơn cử, tập đoàn OLMIX hứa hẹn sẽ cùng Việt Nam nâng cao chuỗi thực phẩm sạch nhờ vào tảo biển trong việc giảm phát thải carbon trong nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và xử lý khí methane tại các ao đầm nuôi tôm, đồng thời tối ưu hóa việc khai thác giá trị từ tảo. OLMIX đã cùng Nha Trang và các đối tác trong ngành nông nghiệp phát triển các dự án lớn, hướng đến sản xuất bền vững.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Pháp tính đến xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sữa, thịt, thủy sản tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu toàn cầu; cử các chuyên gia hỗ trợ kiến thức về lĩnh vực tưới tiêu và quản lý nước nông nghiệp, chia sẻ giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất trên quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người dân; cũng như nghiên cứu và triển khai các mô hình hiện đại, giúp ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những lĩnh vực, dự án hợp tác đầu tư tại buổi làm việc được cho là phù hợp với nhu cầu, thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã được ký kết sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư cho hai bên.

Xem thêm
98 cán bộ, viên chức tỉnh Trà Vinh xin nghỉ theo Nghị định 178

Trà Vinh Tính đến ngày 17/2, Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận 98 đơn xin nghỉ việc theo chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 của Chính phủ.

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP. HCM

Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với thực tế từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Đầu tư gần 40.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP. HCM - Mỹ Thuận

ĐBSCL Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng, với chiều dài hơn 96km. Thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2024-2028.

Bình luận mới nhất