| Hotline: 0983.970.780

Huyện Krông Năng liên kết, kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thứ Năm 09/11/2023 , 17:04 (GMT+7)

ĐẮK LẮK UBND huyện Krông Năng tổ chức hội nghị nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những hạn chế, khó khăn của sản xuất nông nghiệp để phát triển bền vững.

Ngày 9/11, UBND huyện Krông Năng (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị “Liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ nông sản huyện Krông Năng năm 2023”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Krông Năng nhằm kết nối, hình thành nên chuỗi liên kết, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của địa phương.

Ông Vũ Văn Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Krông Năng cho biết, Krông Năng là huyện có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp với tổng diện tích cây lâu năm 42.830ha. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng chính trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện với cơ cấu từ 51 - 53%. Các cây trồng chủ lực, là thế mạnh của huyện là cà phê, hồ tiêu, mắc ca, sầu riêng, bơ, vải thiều...

Các đại biểu tìm hiểu thông tin về sản phẩm nông nghiệp tại huyện Krông Năng. Ảnh: Quang Yên.

Các đại biểu tìm hiểu thông tin về sản phẩm nông nghiệp tại huyện Krông Năng. Ảnh: Quang Yên.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả từ lợi thế, tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp của địa phương, việc đánh giá và tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất - kết nối tiêu thu nông sản, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi trên cơ sở gắn kết chặn chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng cần được quan tâm, ưu tiên và chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý các cấp.

Do đó, UBND huyện Krông Năng và Ban chỉ đạo Chương trình Compact tổ chức Hội nghị "Liên kết sản xuất - Kết nối tiêu thụ nông sản huyện Krông Năng" nhằm tìm giải pháp để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nhìn nhận những khó khăn, hạn chế mà huyện Krông Năng đang gặp phải như vấn đề kiểm soát chất lượng giống cây; phần lớn nông sản bán ra thị trường là sản phẩm thô nên giá trị không cao; hầu hết các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, không sản xuất theo tiêu chuẩn, không liên kết sản xuất; người dân chưa thực sự quan tâm tìm hiểu thông tin thị trường, sản xuất theo tâm lý và tín hiệu ngắn hạn của thị trường mà hệ lụy là cung vượt cầu và chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường…

4 doanh nghiệp lớn ký kết thỏa thuận hợp tác với UBND huyện Krông Năng. Ảnh: Quang Yên.

4 doanh nghiệp lớn ký kết thỏa thuận hợp tác với UBND huyện Krông Năng. Ảnh: Quang Yên.

Theo lãnh đạo huyện Krông Năng, hội nghị này nằm trong trong chuỗi hoạt động thực hiện kế hoạch chương trình hành động của Nghị quyết số 04 ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây cũng là mục tiêu quan trọng, ưu tiên thuộc Chương trình sản xuất kết hợp với Bảo tồn nguồn tài nguyên và An sinh xã hội (còn gọi là Chương trình Compact Krông Năng).

Tại hội nghị, UBND huyện Krông Năng đã ký biên bản ghi nhớ - thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Chương trình Compact với các công ty Simexco Đắk Lắk, Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam, Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây nguyên (Sarita), Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất - Nhập khẩu trái cây Chánh Thu.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.