| Hotline: 0983.970.780

Ngày hội kết nối đầu vào cho nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên

Thứ Bảy 05/10/2019 , 10:05 (GMT+7)

“Ngày hội nông dân - Kết nối cung ứng đầu vào” hướng tới xây dựng vùng cảnh quan cà phê bền vững với quy mô 5.200 ha/4.000 hộ trồng cà phê ở ba xã Ea Tân, Ea Toh và Dlie Ya, huyện Krông Năng dựa trên các mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh Đắk Lắk.

Hàng trăm doanh nghiệp, nông dân tham dự sự kiện Ngày hội nông dân - kết nối đầu vào.

Chương trình vừa được thực hiện thông qua hợp tác công-tư (PPI), với sự tham gia của huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Tổ chức IDH, Tập đoàn JDE, dự án VnSAT, SIMEXCO, các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, đại lý vật tư nông nghiệp địa phương.

“Ngày hội nông dân - Kết nối cung ứng đầu vào” đặt mục tiêu hướng tới năm 2025 cà phê sản xuất đạt tiêu chuẩn bền vững 100%, được thị trường đón nhận, giảm 25% lượng nước tưới, giảm 15% lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV, tăng 30% mức thu nhập của nông dân trồng cà phê.

Theo IDH, biến đổi khí hậu ngày càng trở thành thách thức lớn cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và người trồng cà phê tại Tây Nguyên nói riêng, ảnh hưởng tới sinh kế của hàng ngàn nông hộ sản xuất nhỏ, những người đang phải đối mặt với những thách thức về suy thoái đất, nguồn nước và sâu bệnh hại do sử dụng quá mức các vật tư đầu vào hoặc sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV không rõ xuất xứ nguồn gốc, kém chất lượng, phân bón giả.

Sự kiện "Ngày hội nông dân - Kết nối cung ứng đầu vào" vừa diễn ra tại huyện Krông Năng đạo tạo cơ hội kết nối giữa người trồng cà phê với các nhà cung ứng đầu vào, giúp người dân tiếp cận các sản phẩm đầu vào có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu, uy tín trên thị trường, sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp…

Đây là phương pháp tiếp cận mới được IDH xây dựng, phát triển ở những khu vực địa lý khác nhau để cân bằng giữa các hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo an sinh xã hội. Tại Việt Nam, chương trình được triển khai thí điểm tại huyện Di Linh và huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất