| Hotline: 0983.970.780

Indonesia vật lộn tìm nguồn lương thực dự trữ

Thứ Ba 14/04/2020 , 09:05 (GMT+7)

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đang loay hoay kết nối với các đối tác xuất khẩu gạo, đường và thịt trâu để đối phó với đại dịch COVID-19.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (ảnh phải) trực tiếp đi kiểm tra kho gạo dự trữ quốc gia ở Kelapa Gading, Bắc Jakarta hôm 18/3. Ảnh: State Secretariat

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (ảnh phải) trực tiếp đi kiểm tra kho gạo dự trữ quốc gia ở Kelapa Gading, Bắc Jakarta hôm 18/3. Ảnh: State Secretariat

Bulog là cơ quan được chính phủ giao nhiệm vụ đảm bảo dự trữ lương thực cho quốc gia trong mọi tình huống. Tuy nhiên kế hoạch mua gom nguồn gạo để dự trữ nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho trên 250 triệu miệng ăn đang gặp khó, do hầu hết các nước sản xuất gạo lớn đều đang tạm dừng hoặc hạn chế lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

Người đứng đầu Bulog, ông Budi “Buwas” Waseso cho biết, hiện Việt Nam- quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới đã cân đối chỉ cho phép xuất khẩu 800.000 tấn từ nay đến tháng 5 để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong nước trong bối cảnh dịch bệnh nCoV rất  khó lường. Tương tự là Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cũng đã hạn chế xuất khẩu gạo với cùng lý do.

“Với sự bùng nổ của COVID-19, chúng tôi đang trông chờ sẽ phải bằng mọi cách mua được nhiều lương thực nhất có thể. Chúng tôi đã từng nhập gạo từ Thái Lan và Việt Nam nhưng hiện nay cả hai nước này đều đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu nên giờ chỉ còn cách khuyến khích tăng cường sản xuất lương thực trong nước”, ông Buwas phát biểu trong phiên điều trần trực tuyến trước Quốc hội ở thủ đô Jakarta hôm cuối tuần qua.

Một tiểu thương bán gạo tại chợ Pinasungkulan ở Manado, Bắc Sulawesi. Ảnh: Antara

Một tiểu thương bán gạo tại chợ Pinasungkulan ở Manado, Bắc Sulawesi. Ảnh: Antara

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia, lượng dự trữ gạo ở trong nước dự tính sẽ chỉ còn không quá 8,3 triệu tấn cho đến cuối tháng 5. Trong khi đó, Bulog cũng chỉ thu mua được tối đa khoảng 950.000 tấn gạo từ nông dân trong nước để đưa vào kho dự trữ quốc gia trong năm nay.

Trong bối cảnh tháng Ramadan đang đến gần và đại dịch coronavirus chưa có hồi kết đang khiến Bulog như “ngồi trên đống lửa”. Hiện ngoài mặt hàng gạo đang có nguy cơ khủng hoảng thiếu thì nhu cầu tiêu dùng đường và thịt tại nước này cũng gia tăng nhưng các nguồn cung lại đều bị gián đoạn.

Theo Cục Thống kê quốc gia, do thiếu hụt nên giá đường đã tăng liên tục kể từ đầu năm đến nay. Tính trung bình, giá đường tại thủ đô Jakarta đã tăng tới 20,62%, tức 15,583 Rp (96 US cent) cho mỗi kg trong vòng từ tháng 2 đến tháng 3.

Tình thế này đã buộc Bộ Thương mại hôm 9/4 đã phải cấp phép cho Bulog nhập khẩu gấp 50.000 tấn đường nhưng hiện vẫn chưa có kết quả do các đối tác lớn như Úc, Ấn Độ và Thái Lan đều đang trong thời gian phong tỏa chống dịch bệnh.

Trước đó từ tháng 1, một sắc lệnh yêu cầu nhập khẩu thịt trâu từ Ấn Độ và Malaysia của Bộ Thương mại nước này cũng không được đáp ứng đủ khi đến ngày 10/4 vừa qua Bulog mới chỉ nhập về được 113 tấn.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

T&T Group vận hành 'chuẩn Nhật Bản' tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (Tập đoàn T&T Group) và Tập đoàn Anabuki (Nhật Bản) vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất