| Hotline: 0983.970.780

IPM trong sản xuất lúa ở Vĩnh Bình Bắc

Thứ Ba 15/10/2019 , 10:10 (GMT+7)

Vụ lúa hè thu năm 2019, Trạm trồng trọt và BVTV huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) triển khai lớp huấn luyện nông dân quản lý dịch hại tổng hợp IPM tại ấp Bình Minh, xã Vĩnh Bình Bắc, có 30 nông dân tham gia.

21-29-29_img_20190917_085204
Nông dân tham quan ruộng trình diễn của chú Nguyễn Văn Tâm, ấp Bình Minh, xã Vĩnh Bình Bắc.

Sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Vĩnh Thuận nói riêng, trong những năm qua đã đạt nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, do giá cả vật tư phân bón và thuốc BVTV biến động ngày càng gia tăng nên hiệu quả sản xuất lúa vẫn thấp. Việc lạm dụng thuốc BVTV còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư cao.  

Kỹ sư Khưu Thế Nhã, Trưởng trạm Trồng trọt và BVTV huyện Vĩnh Thuận cho biết, vụ hè thu năm 2019, trạm triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM đến trực tiếp người nông dân, giúp nông dân nâng cao kỹ năng canh tác lúa, giảm lượng lúa gieo sạ, giảm lượng thuốc BVTV. Ngoài ra cũng hướng bà con hướng đến sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, ứng dụng nhiều khâu, nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Bà con đã biết ứng dụng khoa học- công nghệ, như công nghệ sinh thái, tưới ướt khô xen kẽ vào sản xuất lúa hướng đến nền nông nghiệp thân thiện với môi trường. Trong canh tác lúa, giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 10% lượng phân bón. Chú Nguyễn Văn Vu tham gia trong mô hình trình diễn nói, gia đình chú sản xuất lúa 2ha bằng giống lúa IR5451, đã phun xịt thuốc đạo ôn ít hơn, sạ lượng giống thưa hơn, tiết giảm được chi phí.

Với mật độ gieo sạ 100kg/ha ở ruộng IPM và 120kg/ha ở ruộng nông dân, tiêu chí huấn luyện IPM chủ yếu là bà con thực hành. Trong suốt 12 tuần học tập, học viên được giới thiệu về “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”, mô hình “3 giảm – 3 tăng”, “1 phải – 5 giảm”, “công nghệ sinh thái”, tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa sau đó thực hành các nội dung. Ngoài ra, nông dân tập điều tra phân tích hệ sinh thái đồng ruộng. Qua đó, giúp học viên biết cách điều tra, tính toán, nhận dạng dịch hại, thiên địch, tình hình sinh trưởng của cây lúa, các yếu tố thời tiết, ….

Chú Nguyễn Văn Tâm, ấp Bình Minh, xã Vĩnh Bình Bắc chia sẻ: “Hồi trước giờ mình làm lúa quảng canh, khi học và áp dụng theo IPM thấy có lợi nhuận nhiều hơn. Cái thứ nhất, mình giảm được giống, thứ hai là phân, thứ ba giảm thuốc, năng suất hổm rày mình cắt so với lớp học thì bình quân mấy vụ trước khoảng 750-800kg nay cân được khoảng 850kg trở lại”.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.