| Hotline: 0983.970.780

Kết nối chuỗi cung ứng nguyên liệu yến phục vụ xuất khẩu

Thứ Sáu 25/11/2022 , 12:00 (GMT+7)

Hiện toàn tỉnh An Giang có trên 1.000 nhà nuôi chim yến đem lại mỗi năm hơn 10 tấn yến (giá 18-20 triệu đồng/kg) cho doanh thu 180 tỷ đồng/năm của toàn tỉnh An Giang.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho rằng, An Giang có 1.000 nhà yến cho ra hơn 100 tấn yến/năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho rằng, An Giang có 1.000 nhà yến cho ra hơn 100 tấn yến/năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Yến sào mang lại 180 tỷ đồng/năm

Nhằm từng bước tổ chức lại hoạt động chăn nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng liên kết với doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ sản xuất tiến tiến đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhằm đón đầu thời cơ xuất khẩu.

Ngày 25/11 Sở NN-PTNT An Giang phối hợp với Công ty CP Việt Nam Quốc Yến tổ chức chương trình kết nối chuỗi cung ứng nguyên liệu yến định hướng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang.

Nội dung xoay quanh các vấn đề chính như: Thông tin, kết nối các cơ sở chăn nuôi chim yến với đơn vị thu mua (Công ty CP Việt Nam Quốc Yến). Chương trình giám sát thú y và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm định hướng xuất khẩu. Kế hoạch sản lượng dự kiến của công ty cho mục đích xuất khẩu. Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nguyên liệu khi thu mua. Lợi ích dành cho đối tác tham gia vào chương trình.

Sản phẩm của chim yến có giá trị kinh tế cao, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của địa phương nếu ngành nghề này phát triển tốt và bền vững. Dựa vào điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường thì An Giang có rất nhiều lợi thế như diện tích đất nông nghiệp lớn với đồng ruộng, vườn cây ăn trái Hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo nhiệt độ ổn định, ẩm độ tốt và có nhiều côn trùng là nguồn thức ăn phong phú, đa dạng cho chim yến.

Những yếu tố này giúp chim yến phát triển và năng suất nhà yến có khả năng đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, chim yến còn được xem là loài thiên địch, dùng để đấu tranh sinh học để bảo vệ mùa màng cho nhà nông.

Các địa phương tập trung nuôi yến nhiều như: huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Tịnh Biên và TP. Long Xuyên…Có những nhà yến, bình quân mỗi năm khai thác trên 30kg.

Ông Trần Minh Tuấn, người nuôi chim yến xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú chia sẻ, thực tế cho thấy, chim yến mà người dân trên địa bàn tỉnh đang nuôi là loại yến cho sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm yến sào An Giang đã chinh phục được khách hàng trong và ngoài nước. Đây là con vật mà chúng ta không cho ăn, không cho uống, không cần con giống, chỉ xây nhà đạt tiêu chuẩn để dẫn dụ. Ở đó, nhiệt độ, độ ẩm bên trong phải ổn định, chim yến về ở và sinh sản nhiều.

Theo ông Tuấn, nếu yến ở ngoài đảo mỗi năm thu hoạch 3 lần ở yến nuôi, người nuôi bảo vệ được môi trường sống của chim yến tốt có thể khai thác liên tục trong năm. Đối với yến tơ, thời gian khai thác tổ yến là 3,5 tháng, yến già là 2,5 tháng. 

Mô hình nuôi yến ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi yến ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Tính đến thời điểm này An Giang đạt kinh tế ngành nông nghiệp năm 2022 đã vượt kế hoạch và tăng trưởng đạt trên 2,8%. Riêng cả ngành ngành nông nghiệp đã đóng góp cho xuất khẩu 28 tỷ USD, vượt hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ.

Trong đó, yến nào là một trong những ngành khá mới mẻ đối với An Giang, nhưng đã có sự đóng góp khá lớn về mặt kinh tế trên 150 tỷ đồng/năm.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh An Giang có trên 1.000 nhà yến đem lại hơn 10 tấn yến/năm (giá yến sào từ 18-20 triệu đồng/kg) doanh thu hơn 180 tỷ đồng/năm cho toàn tỉnh An Giang. Tuy nhiên An Giang là tỉnh thuận lợi về mặt khí hậu, tự nhiên, cây cối đã thu hút yến đến làm tổ giúp người nuôi đạt năng suất khá.

Vì vậy, trong thời gian tới để phát triển ngành yến sào trên địa bàn An Giang một cách bền vững, ngành nông nghiệp mong muốn ngành yến sào phát triển hơn nữa trong việc quản lý nuôi, chế biến phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy trình cấp phép cho vùng nuôi chim yến.

 Theo ông Thọ, hiện tại An Giang đã được Công ty CP Việt Nam Quốc Yến đầu tư nhà máy khá quy mô đầu tiên trên địa bàn thực hiện liên kết với các hộ dân nuôi yến để tạo vùng nguyên liệu lớn có thể phục vụ xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, trong đó chiếm 70-80% là thị trường Trung Quốc.

Liên kết hộ dân để xuất khẩu tổ yến

Ông Nguyễn Phương Tùng, Chủ tịch Hội yến sào An Giang nhìn nhận, rất vui mừng hiện nay thị trường Trung Quốc cho Việt Nam xuất khẩu tổ yến sang thị trường tỷ dân này bằng đường chính ngạch.

Hiện nay, An Giang đã thành lập các Chi hội yến sào để tổ chức sản xuất, tiếp cận công nghệ hiện đại, chia sẻ kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật, công nghệ áp dụng cũng như phương thức sản xuất…

Để đạt được thành công và đảm bảo tính bền vững, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đầu ra cho người nuôi. Phối hợp với các công ty yến sào, hiệp hội ngành yến, tổ chức tập huấn, hướng dẫn hộ nuôi trong công tác quản lý, thiết kế xây dựng, bảo quản và các lĩnh vực khác có liên quan đến ngành yến.

Chế biến yến sào để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chế biến yến sào để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để phát triển ngành yến bền vững, Hội yến sào An Giang đang đề nghị với Sở NN-PTNT An Giang và UBND tỉnh An Giang hỗ trợ và quy hoạch vùng nuôi chim yến và có kiểm dịch về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo nhằm để phục vụ xuất khẩu.

Đồng quan điểm với ngành nông nghiệp An Giang, ông Hồng Đình Khoa, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Quốc Yến nhìn nhận, chúng ta cần đặt tổ yến lại đúng vị thế của nó. Từ đó, dự án Việt Nam Quốc Yến ra đời trên tinh thần chúng tôi học hỏi các nhà máy lớn nước bạn và không ngại đầu tư từng chút một.

Hiện nay, Việt Nam đã ký nghị định thư với Trung Quốc về việc xuất khẩu tổ yến chính ngạch, mở ra thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới. Công ty chúng tôi mong muốn được hợp tác cùng cộng đồng nuôi yến, chủ nhà yến để liên kết vào chuỗi sản xuất cung ứng từng bước đưa sản phẩm tổ yến Việt Nam ra thế giới.

Cũng theo lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang, vào ngày 27/11/2018, UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 48 về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn. Quyết định quy định cụ thể công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng, môi trường, vệ sinh thú y, quy định khu vực không được phép hay khu vực hạn chế xây dựng nhà nuôi chim yến và các vấn đề khác có liên quan.

Trong thời gian tới để phát triển ngành yến sào trên địa bàn An Giang cần đẩy mạnh quản lý nuôi, chế biến phải được đảm bảo mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy trình cấp phép cho vùng nuôi chim yến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong thời gian tới để phát triển ngành yến sào trên địa bàn An Giang cần đẩy mạnh quản lý nuôi, chế biến phải được đảm bảo mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy trình cấp phép cho vùng nuôi chim yến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh An Giang cũng chủ trương xây dựng chính sách khuyến khích phát triển bền vững nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh như mô hình sản phẩm tổ yến kết hợp với một số sản phẩm đặc thù của tỉnh An Giang vào trong chương trình OCOP (đề án mỗi xã 1 sản phẩm) của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu ngành hàng yến sào đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Hỗ trợ triển khai mô hình liên kết chuỗi sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tổ chức nâng cao kiến thức ngành nghề cho đối tượng sản xuất thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật và giao lưu, học tập chia sẻ kinh nghiệm. Tổ chức triển khai các văn bản có liên quan như Nghị định số 13 của Chính phủ. Qua đó, từng bước nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển ngành hàng yến sào tỉnh An Giang theo hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập.

Xem thêm
Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.