| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục lúa bị ngập úng sau bão số 1

Thứ Tư 21/07/2010 , 12:59 (GMT+7)

Để khắc phục tình trạng này nhằm giúp cây lúa phục hồi và phát triển nhanh cần thực hiện:

Do ảnh hưởng của bão số 1 làm nhiều diện tích bị ngập cục bộ. Một số địa phương bà con nông dân chủ quan không kiểm tra đồng ruộng nên lúa mới cấy còn yếu, bị ngập úng, nước thoát chậm; nắng nóng ngay sau bão nên lúa bị chết và phát triển chậm.

Để khắc phục tình trạng này nhằm giúp cây lúa phục hồi và phát triển nhanh cần thực hiện:

- Khẩn trương tháo nước nhanh bằng mọi biện pháp như khơi thông dòng chảy ở mương máng, sông, ngòi.

- Sau khi thoát nước phun ngay các chế phẩm sinh học qua lá như KH, ET, Komic... Nếu dùng KH thì sử dụng 4gói/sào phun làm 2 bình. Không nên bón đạm cấp cứu lúa.

- Sau khi cây lúa hồi phục, diện tích nào chưa bón phân thúc thì khẩn trương bón ngay để lúa có dinh dưỡng sinh trưởng phát triển tốt.

- Dặm tỉa những chỗ mất khoảng do ốc bươu vàng phá hại hoặc do nắng nóng bị chết để đảm bảo mật độ (lúa lai, BC 15: 35-38 khóm/m2; lúa thuần Q5: 40-42 khóm/m2).

- Ốc bươu vàng thường theo nguồn nước vào ruộng nên phải diệt ốc bươu vàng, có thể bắt thủ công hoặc phun thuốc.

- Những địa phương chưa cấy xong khẩn trương cấy hết diện tích trước 25/7 và giữ mạ dự phòng để đề phòng cơn bão số 2 có thể mưa lớn gây úng ngập cục bộ.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.