| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục vườn cây sau bão thế nào?

Thứ Sáu 25/10/2013 , 10:35 (GMT+7)

Sau kinh nghiệm khắc phục cây cao su đổ ngã ở Nông trường Bình Ba (trực thuộc Cty TNHH MTV Cao su Bà Rịa), NNVN nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm thêm của ông Trần Quốc Hưng, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình...

Sau kinh nghiệm khắc phục cây cao su đổ ngã ở Nông trường Bình Ba (trực thuộc Cty TNHH MTV Cao su Bà Rịa), NNVN nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm thêm của ông Trần Quốc Hưng, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình (Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu), bởi sự thiệt hại của Cty này sau cơn bão số 9 (tháng 2/2006) và số 1 (tháng 4/2012) cũng rất lớn.

>> Kinh nghiệm nông trường Bình Ba

Ông Hưng cho biết, tổng kết sau 2 cơn bão vừa qua, công ty đã có gần 500 ngàn cây cao su (tương đương khoảng 1.000 ha) bị đổ và gãy. Trong đó, tỉ lệ số cây cao su bị gãy chiếm đến 60%!

Lúc đó, công ty đã xử lý thế nào đối với vườn cây cao su bị gãy, đổ?

Do vườn cây của công ty hầu hết là cao su già trồng từ những năm 1982-1989, mật độ cây trồng 476 cây/ha. Sau bão mật độ còn khoảng 300 cây/ha. Trên cây vườn già, chúng tôi cho tổ chức cưa cắt toàn bộ số cây bị gãy, đổ trên lô, những lô thiệt hại nặng làm trước, nhẹ làm sau, thực hiện nhiều nhóm cưa cắt, làm cuốn chiếu theo lô.

Chính tôi trực tiếp ra hiện trường chỉ đạo điều hành, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau khi cưa cắt xong lô nào thì bố trí lao động dọn dẹp cành nhánh lô đó, tổ chức trực gác lửa trên vườn cây bởi vì sau bão là mùa khô.


Việc xử lý đúng cách sẽ giúp hạn chế thiệt hại khi cây cao su bị gãy đổ

Còn đối với vườn cây nhóm 1, chúng tôi chỉ đạo tập trung cưa số cây bị đổ không phục hồi, đồng thời rong bớt cành nhánh, tập trung cơ giới và thủ công, sử dụng dây để cột kéo và dùng cừ (tràm) để chống đỡ số cây đổ có khả năng phục hồi (chưa bị gãy cổ rễ).

Mặt khác, cắt phần ngọn đối với số cây gãy thân cách mặt đất lớn hơn hoặc bằng 2m hoặc cắt nhánh đối với số cây bị gãy nhánh.

Đối với vườn cây kiến thiết cơ bản mà bị ngã đổ thì khắc phục bằng cách nào?

Chúng tôi chỉ đạo cho tiến hành “rong” bớt cành nhánh, cột kéo bằng dây và chống đỡ cây bị đổ, nghiêng bằng cây cừ. Chú ý là chỉ cưa thanh lý đối với số cây bị đổ gãy cổ rễ thôi.

Lúc đó, do tính chất khẩn trương của công việc khắc phục hậu quả nên chúng tôi đã “tổng huy động” tất cả lực lượng anh em công nhân, lao động cả ngày thứ 7, chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ công việc.

Đến nay, tình hình phát triển của vườn cây khắc phục sau bão thế nào?

Nhìn chung, cây cao su còn lại sau bão hầu hết bị gãy cành, long gốc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất vườn cây. Còn số cây cao su được cột kéo hoặc chống đỡ trên vườn cây khai thác hầu hết đều phát triển kém do bộ rễ đã bị tổn thương, đồng thời thường bị khô một mặt vỏ (phần bị đứt rễ nhiều), khả năng cho mủ thấp hơn rất nhiều so với cây bình thường.

Một điểm khác nữa là do khu vực địa bàn công ty nằm gần biển nên mức độ gió thường nhiều, một số cây được chống đỡ trước đây thường hay bị ngã đổ trở lại. Đây cũng là cái khó của công ty hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm