| Hotline: 0983.970.780

Khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế nhưng phải mua thuốc bên ngoài

Thứ Hai 09/11/2020 , 17:19 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu hai lý do dẫn đến việc người dân đến cơ sở khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, nhưng vẫn phải ra ngoài hiệu thuốc để mua.

Phó Thủ tướng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phó Thủ tướng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Ngọc Bé (Kiên Giang) về vấn đề chi phí khám chữa bệnh cao, thậm chí người dân khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải ra hiệu thuốc bên ngoài để mua.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: "Kể cả các bác sĩ cũng nói rằng chính sách thanh toán của Bảo hiểm Y tế thuộc Bảo hiểm xã hội đang không phù hợp. Điều đó là đúng sự thật nhưng nó có căn nguyên của nó”.

Ông cho biết, thứ nhất hiện nay chúng ta khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế nhưng mệnh giá của một người đóng trung bình vào bảo hiểm y tế chỉ khoảng 1,1 triệu/người/năm.

So với các nước trong khu vực, mức đóng bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa bằng 1/3 của Philippine và chưa bằng 1/4 của Thái Lan. Tuy chúng ta sản xuất được nhiều loại thuốc nhưng hơn 90% nguyên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài. Bởi vậy, chúng ta chỉ cố gắng hạ giá thuốc để đảm bảo rẻ hơn các nước trong khối ASEAN khoảng 10 - 15%.

Những loại thuốc đắt tiền, thuốc phát minh (mà chúng ta hay gọi là thuốc biệt dược) thì rất nhiều loại. Vì vậy, hàng năm người dân chi khoảng 120.000 tỷ tiền thuốc nhưng bảo hiểm y tế mới thanh toán được 36- 37%. Đây cũng là tỷ lệ cao so với các nước trên thế giới.

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chúng ta phải duy trì và tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (hiện mới chỉ đạt 90,7%) đồng thời tăng mệnh giá trung bình của bảo hiểm y tế (so với mức 1,1 triệu ở thời điểm hiện nay).

“Tuy nhiên, đây là câu chuyện dài hơi mà chúng ta phải tiếp tục cố gắng. Vì người dân phải thu nhập cao lên mới đóng được, và nhà nước phải có thu ngân sách nhiều thì mới hỗ trợ được”.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, rất nhiều bệnh nhân phản ánh và đánh giá rằng giá thuốc cao là do có tiêu cực, móc nối với bác sỹ điều trị, các trình dược viên với  nhà thuốc kê đơn ra để ăn “hoa hồng”. Trong nhiều năm chúng ta cũng chỉ đạo rất quyết liệt. Phải nói rằng có hiện tượng đó nhưng không phải tất cả.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng cho biết chỉ còn cách là công khai hết bằng công nghệ thông tin về giá dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc chữa bệnh. Vì có tới 20.000 loại thuốc và dịch vụ, không thể nào kiểm soát được nếu không tin học hóa.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế đẩy mạnh tin học hóa và những năm vừa qua cũng đã làm rất tốt. Trong thời gian tới, cần kết nối dữ liệu toàn bộ hệ thống cơ sở y tế, hiệu thuốc... để phát hành hóa đơn điện tử thì mới giải quyết được vấn đề này. Quốc hội cũng đã nói rất nhiều về câu chuyện liên thông xét nghiệm để giảm lãng phí. Và đây là việc phải làm.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất