| Hotline: 0983.970.780

Khi nào giá lương thực- thực phẩm mới hạ nhiệt?

Thứ Ba 24/05/2022 , 11:22 (GMT+7)

Ngân hàng Thế giới dự báo giá lúa mì có thể tăng hơn 40% trong năm 2022 và sớm nhất thì giá nông sản mới giảm vào năm 2023. Nhưng…

 

Tuy nhiên điều kiện cần thiết để đảm bảo “ngắt mạch” cuộc khủng hoảng lạm phát giá lương thực- thực phẩm toàn cầu hiện nay còn phải phụ thuộc vào nguồn cung hàng hóa, nông sản từ Argentina, Brazil và Mỹ.

Theo các chuyên gia, bởi vậy cho nên cũng khó có thể nói rằng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khó đoán định như thời tiết.

Vào đầu tháng này, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã từng phát biểu: Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu không thể được giải quyết chừng nào không sớm khôi phục được hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Ukraine, cũng như sản lượng lương thực và phân bón của Nga vẫn còn bị “chặn đường” ra thị trường thế giới, do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Cùng với giá phân bón tăng cao do các nước tránh mua sản phẩm từ các nhà sản xuất lớn là Nga và đồng minh Belarus. Điều này có thể không kích thích nông dân bón đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng trên đồng ruộng của họ, dẫn đến việc sụt giảm sản lượng và bỏ bê đồng ruộng, kéo dài thêm cuộc khủng hoảng.

Ngoài ra khi diễn biến khí hậu toàn cầu tiếp tục ấm lên, với sự xuất hiện thường xuyên của các loại hình thời tiết khắc nghiệt càng gây ra thêm nhiều rủi ro khác cho sản xuất cây trồng.

Đối tượng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo hãng phân tích Fitch Ratings, chỉ số giá lương thực- thực phẩm trong tháng 3 năm 2022 đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lạm phát của Mỹ kể từ năm 1981. Trong khi đó giá hàng hóa tại quầy ở Anh cũng tăng nhanh nhất vào tháng 4, ghi nhận tốc độ nhanh nhất trong vòng hơn một thập kỷ.

Tuy nhiên những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cú sốc này lại đang sống ở các nước đang phát triển, nơi họ phải dành một khoản thu nhập ngày một nhiều hơn để chi cho việc mua sắm lương thực- thực phẩm thiết yếu hàng ngày.

Global Network Against Food Crises- Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực, đơn vị do Liên Hợp quốc và Liên minh Châu Âu thành lập, cho biết trong một báo cáo thường niên rằng: Cuộc tấn công quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine đã gây ra rủi ro nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực như Afghanistan, Ethiopia, Haiti, Somalia, Nam Sudan, Syria và Yemen.

Vì sao giá lương thực- thực phẩm tăng?

Giá lương thực toàn cầu bắt đầu rục rịch tăng vào giữa năm 2020 khi hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều đóng cửa do đại dịch Covid-19, làm căng thẳng cho chuỗi cung ứng.

Vào thời điểm đó, nông dân nhiều nơi trên thế giới đã phải đổ bỏ sữa và trái cây và để rau quả thối rữa ngoài đồng ruộng do thiếu nhân công, container và xe tải để vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, nơi giá cả tăng vọt do làn sóng người tiêu dùng đổ xô đi tích trữ thực phẩm.

Tình trạng thiếu lao động nhập cư do các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội khắp mọi nơi hạn chế việc di chuyển đã ảnh hưởng tiêu cực đến mùa màng trên quy mô toàn thế giới. Kể từ đó, đã xảy ra hàng loạt vấn đề với các loại cây trồng chủ lực ở nhiều nơi.

Brazil, quốc gia xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới đã phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2021. Tiếp đến là mùa vụ lúa mì ở Trung Quốc được coi là “tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay” trong năm 2022 gây ra những quan ngại về mất an ninh lương thực, đã khiến một số quốc gia cấm xuất khẩu các mặt hàng chủ lực để tránh tình trạng thiếu hụt trong tương lai, gây hạn chế nguồn cung trên thị trường toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine vào cuối tháng Hai năm 2022 càn làm xấu đi đáng kể triển vọng về giá lương thực toàn cầu. Cơ quan lương thực của Liên Hợp quốc cho biết, giá lương thực đã đạt kỷ lục mọi thời đại vào tháng Hai và tiếp đó xảy ra thêm một lần nữa vào tháng Ba.

Nga và Ukraine vốn vẫn chiếm gần một phần ba sản lượng lúa mì và lúa mạch toàn cầu, cùng với hai phần ba sản lượng dầu hướng dương xuất khẩu của thế giới được sử dụng để nấu ăn hàng ngày. Ukraine còn là nước xuất khẩu ngô số 4 thế giới. Cuộc xung đột gần 100 ngày qua đã gây thiệt hại cho hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng nông nghiệp của Ukraine, điều này có khả năng hạn chế sản xuất nông nghiệp của nước này trong nhiều năm nữa.

Theo cơ quan lương thực Liên Hợp quốc, giá sữa và thịt đẫ đạt kỷ lục vào tháng 4, phản ánh nhu cầu liên tục tăng trên toàn cầu đối với protein và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao - chủ yếu là ngô và đậu nành. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã tác động đến giá trứng và thịt gia cầm.

Trong dữ liệu lạm phát thực phẩm của Mỹ hồi tháng Ba, chỉ số đối với thịt, gia cầm, cá và trứng đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thịt bò tăng còn tăng tới 16%.

(Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.