| Hotline: 0983.970.780

Khi nào thủy điện Phúc Long ngừng gây họa?

Thứ Sáu 24/03/2023 , 18:52 (GMT+7)

Thủy điện Phúc Long tiếp tục điệp khúc lở đâu bồi thường đấy kéo dài trong nhiều năm. Ai chịu trách nhiệm cho hậu quả từ thủy điện này gây ra?

z4196967464196_9c77e824a470d4f9de4155c9bd424360

Thủy điện Phúc Long gây sạt lở ảnh hưởng tới thầy và trò Trường THCS số 1 Phố Ràng. Ảnh: H.Đ

Phá từ nhà dân, đất canh tác… đến trường học

Thuỷ điện Phúc Long chặn dòng chính sông Chảy có công suất 22MW do Công ty Cổ phần thuỷ điện Phúc Long đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Khu vực lòng hồ của thủy điện này nằm trên địa bàn các xã Phúc Khánh (xã Long Phúc cũ), Xuân Thượng, Xuân Hòa, Lương Sơn, Tân Dương và thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên, Lào Cai). Kể từ khi tích nước vào tháng 4/2021 đến nay, thủy điện này liên tiếp gây ra sạt lở đường quốc lộ, đất canh tác, nhà dân và nay thì cả trường học cũng bị thủy điện này đe dọa.

Trường THCS số 1 Phố Ràng (huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã nằm trong diện báo động về sạt lở do thủy điện Phúc Long gây ra. Việc sạt lở diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động dạy và học của thầy trò nhà trường. Thế nhưng, có kiến nghị đến chủ đầu tư thủy điện Phúc Long thì cũng phải chờ, sạt lở chưa được khắc phục. 

Hàng trăm học sinh cùng thầy cô và cả những phụ huynh gửi gắm con em họ tại ngôi trường này đều lo lắng. Sạt lở đến phòng học, sân tập thể thao đe dọa an nguy của hàng trăm học sinh, nhưng chủ đầu tư thủy điện vẫn coi như không. Lợi nhuận nhét vào túi họ, không mảy may đến hậu quả họ gây ra cho tương lai của đất nước, của huyện và của tỉnh Lào Cai.

Theo ông Trần Duy Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS số 1 Phố Ràng, sạt lở kéo hàng rào, dãy nhà 8 phòng học của nhà trường khoảng 1 năm nay. Việc này đã được Phòng Giáo dục và UBND huyện kiểm tra thực tế và chỉ đạo nhà trường di dời 2 lớp học. Tuy nhiên, sạt lở ngày càng trầm trọng hơn khi thủy điện Phúc Long cho dâng nước, toàn bộ hàng rào của nhà trường đã trôi xuống sông. 

“Nhà trường mong muốn thủy điện Phúc Long và UBND huyện Bảo yên tạo mọi điều kiện tháo gỡ khó khăn đặc biệt học sinh phải di dời học trong 2 phòng chật chội, mùa hè nóng nực, thiếu ánh sáng”, theo vị hiệu trưởng đề nghị.

Kết quả kiểm tra vào ngày 9/8/2022 phát hiện vết nứt vị trí chân tường lớp học 2 tầng chiều dài 14m, rộng 0,15m, vết nứt tách chân tường nhà lớp học 2 tầng và rãnh bê tông. Nứt sân bê tông, sân bóng rổ sát nhà lớp học 2 tầng dài 9m...… nhưng có lẽ hiện nay những số liệu này đã cũ. Thực tế các vết rạn nứt, sạt lở đã phát triển thêm. 

z4196967470910_20929bafbe283a11223d8e29d10b9fcf

Điệp khúc sạt lở thì lại khắc phục khiến thủy điện Phúc Long ung dung phát điện bất chấp an nguy của người dân, học sinh. Ảnh: H.Đ

Ai chịu trách nhiệm hậu quả thủy điện Phúc Long gây ra?

Theo ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai), việc nước dâng làm sạt lở gây ảnh hưởng đến lớp học thì huyện chỉ đạo tạm thời cho học sinh di chuyển sang vị trí khác để đảm bảo an toàn. Về công trình huyệni yêu cầu thủy điện Phúc Long và các cơ quan chuyên môn làm việc cụ thể. Thủy điện Phúc Long đồng ý sẽ khắc phục tình trạng này. Khoảng 30 ngày nữa, có thể thi công công trình này sau 2-3 tháng sẽ hoàn thành và đảm bảo an toàn cho lớp học.

Từ trước đến nay, có nhiều lý giải cho hậu quả từ việc thuỷ điện Phúc Long gây sạt lở sau khi tích nước nhưng rõ ràng việc khảo sát của chủ đầu tư là không chính xác. Đặc biệt, thủy điện Phúc Long gây ảnh hưởng đến hàng trăm hộ nằm ngoài ranh giới giải phóng mặt bằng. Cụ thể Thị trấn Phố Ràng 99 hộ, xã Xuân Thượng 43 hộ, xã Phúc Khánh 39 hộ, xã Lương Sơn 18 hộ…

Sau khi gây ra hậu họa, chủ đầu tư thủy điện tiếp tục diễn điệp khúc khắc phục ngay việc sạt lở, kéo dài trong nhiều năm gây bức xúc dư luận. 

Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã có nhiều bài phản ánh về hậu quả do thủy điện này gây ra.Và người dân, nhà trường, học sinh… vướng vào những rắc rối,  lãng phí thời gian tiền bạc, chạy theo chủ đầu tư để đề nghị được khắc phục. Song câu hỏi ai chịu trách nhiệm vẫn còn bỏ ngỏ?

Những năm gần đây, tại Lào Cai, những vụ việc tai tiếng liên quan thủy điện xảy ra ở nhiều huyện, thị xã. Tuy nhiên, có lẽ việc xử lý, xử phạt của cơ quan chức năng chưa thực sự có tác dụng răn đe đến những chủ đầu tư thủy điện này.

Một loạt dự án thủy điện gây tai tiếng ở Lào Cai trong những năm gần đây như dự án: Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 (thị xã Sa Pa); nhà máy thủy điện Mây Hồ (thị xã Sa Pa); thủy điện Long Phúc (huyện Bảo Yên), thủy điện Nậm Lúc (huyện Bắc Hà)...

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất