Xã Nam Viêm đạt chuẩn sớm nhất, năm 2014. Xã Cao Minh đạt chuẩn năm 2015. Xã Tiền Châu đạt chuẩn năm 2016 và xã Ngọc Thanh đạt chuẩn năm 2017. Như vậy phải sau khi 4 xã đạt chuẩn NTM, Phúc Yên mới trở thành TP.
Vùng SX chuyên canh cây ăn quả phát triển ở Phúc Yên |
Vậy xây dựng NTM ở Phúc Yên khi lên TP, có những thuận lợi và khó khăn gì? TP Phúc Yên có vị trí thuận lợi về phát triển KT- XH, do giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài, các KCN lớn của Hà Nội, đường QL2, 23, đường sắt, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Phúc Yên còn là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.
Khi bắt đầu xây dựng NTM, các xã đều có xuất phát điểm thấp. Năm 2010, xã Nam Viêm mới đạt 5 tiêu chí, Cao Minh đạt 6 tiêu chí, Tiền Châu đạt 5 tiêu chí và Ngọc Thanh đat 4/19 tiêu chí NTM.
Để đạt được 19 tiêu chí NTM, nhu cầu về nguồn lực là rất lớn, trong khi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước không thể đủ ngay lập tức. Trong khi khối lượng công việc để hoàn thành chương trình MTQG về xây dựng NTM rất lớn. Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình gặp nhiều khó khăn.
Mối quan hệ giữa NTM và nông thôn truyền thống còn nhiều mâu thuẫn. Diện tích đất SX nông nghiệp manh mún nên không SX thành vùng hàng hóa được. Phần lớn nông dân còn hạn chế về trình độ và kiến thức khoa học. Tập quán SX nhỏ lẻ, phân tán, vốn huy động trong dân chưa nhiều. Ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng. Giá cả thị trường không ổn định. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ hàng năm vẫn xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của TP.
Để khắc phục những nhược điểm trên, TP đã đẩy mạnh phát triển SX gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và giảm nghèo. Cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng SX hàng hóa, tăng cường ứng dụng KHKT, công nghệ, sử dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo cho người dân.
Thời gian qua, TP Phúc Yên đã có những bước phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Công tác xóa đói giảm nghèo cải thiện rõ rệt. Trong quá trình thực hiện quy hoạch trên cơ sở thực tế và đặc điểm riêng của các xã, phường chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, phát triển KT- XH của TP Phúc Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Phong cảnh nông thôn khởi sắc |
Quy hoạch xây dựng NTM của các xã và quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sao cho phù hợp với tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và quá trình hội nhập quốc tế. Từng bước đổi mới tư duy và nâng cao chất lượng của các quy hoạch.
Trong cơ cấu kinh tế của Phúc Yên, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 95,26%. Khu vực dịch vụ chiếm 4,2%. Nông, lâm, thủy sản chiếm 0,5% trên tổng doanh thu toàn địa bàn TP. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2017 tổng giá trị SX ngành nông, lâm. Thủy sản bình quân đạt 443,4 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của TP Phúc Yên tiếp tục tăng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, thu ngân sách ở mức cao, đảm bảo việc chi cho các nhiệm vụ của TP, hàng năm đóng góp trên 80% ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau hơn 6 năm xây dựng NTM, TP Phúc Yên đã thu được những thành quả nhất định. Bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. SX nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, SX hàng hóa. Tiếp tục thu hút DN vào đầu tư và SXKD. Cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ. Thu chi ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Quy mô giáo dục, đào tạo giữ vững và ổn định. |