| Hotline: 0983.970.780

Diện mạo mới 'tam nông' Vĩnh Phúc: Đột phá hạ tầng nông thôn

Thứ Hai 10/09/2018 , 08:01 (GMT+7)

Song song với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp, Vĩnh Phúc chú trọng đầu tư, tạo nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

Nhờ đó, diện mạo khu vực nông thôn có nhiều đổi mới; kinh tế nông nghiệp tăng trưởng; đời sống người nông dân ngày càng nâng cao.

09-54-20_nh_1_dot_ph_trong_du_tu_xy_dung_h_tng_kinh_te_-_x_hoi_to_dien_mo_khng_trng_tuoi_dep_cho_nong_thon
Diện mạo mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn Vĩnh Phúc

Sau hơn 1 giờ đồng hồ đi xe máy, chúng tôi về tới trung tâm huyện lỵ Sông Lô. Đi dọc trên những tuyến đường được thảm nhựa, bê tông hóa, chạy qua các làng, xã của 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô, anh bạn đi cùng xuýt xoa: “Đi cơ sở giờ đã đỡ hơn nhiều, cũng là nhờ cơ chế chính sách đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nên đường sá giờ tốt quá, không còn cảnh mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù mịt như trước”.

Trao đổi với chúng tôi về sự “thay da đổi thịt” của huyện nhà, ông Hà Vũ Tuyến, Chủ tịch UBND huyện Sông Lô cho biết, là huyện có tuổi đời trẻ, được thành lập trên cơ sở tách một phần đơn vị hành chính của huyện Lập Thạch, do vậy lúc mới tách huyện, Sông Lô có hệ thống giao thông yếu và thiếu, khó khăn khi đi lại và lưu thông hàng hóa. Tỉnh lộ, huyện lộ tuy được trải nhựa nhưng đường nhỏ hẹp, trong khi đó phần lớn đường nông thôn là đường đất”.

Đến nay, bằng nguồn vốn ngân sách, kết hợp với huyện Sông Lô có cơ chế hỗ trợ, kích cầu các xã làm đường giao thông với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/km, cùng vốn doanh nghiệp và vốn huy động trong dân, các tuyến đường đã cơ bản đã được kiên cố hóa.

Huyện đã làm mới 555km và nâng cấp, sửa chữa 10 km đường nông thôn. Tỷ lệ đường trục xã, liên xã được cứng hoá đạt 90,44%, đường trục chính giao thông nội đồng được cứng hóa 60,6%; toàn huyện có 14/16 xã có hệ thống giao thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM.

Không chỉ riêng huyện Sông Lô, lan tỏa từ chương trình xây dựng NTM, với sự vào cuộc tích cực của từng địa phương, giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được quan tâm xây dựng. Từ 2008 đến nay, tỉnh đã cứng hóa được 493/493km đường huyện; 1.460/1.612 km đường xã; 1.769/2.094 km đường thôn, ngõ xóm và 795/1.115 km đường nội đồng. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa, bê tông hóa.

Xác định hạ tầng thủy lợi đóng vai trò trọng yếu trong sản xuất nông nghiệp, 10 năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trên 100 công trình thủy lợi theo tiêu chuẩn thiết kế mới, sử dụng đa mục tiêu, khắc phục được gần 4.500 ha diện tích khó khăn về nước tưới và đảm bảo đủ nước tưới ổn định phục vụ sản xuất cả năm cho 41.000ha đất nông nghiệp.

Từ năm 2007, tỉnh miễn hoàn toàn thủy lợi phí và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng cho người dân, góp phần giảm bớt một phần chi phí cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Tổng kinh phí hỗ trợ thủy lợi phí và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng từ năm 2008 đến năm 2017 khoảng 1.250 tỷ đồng.

Để giải quyết bài toán việc làm cho người lao động, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm hiệu quả như Nghị quyết số 37 về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo; Nghị quyết số 207 về một số chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm.

09-54-20_nh_2_chu_trong_do_to_nghe_nng_co_cht_luong_lo_dong_nong_thon
Chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn

Chương trình dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở 9 nghề nông nghiệp cần tập trung đào tạo, tỉnh đã xây dựng và ban hành bộ tài liệu đào tạo nghề nông nghiệp trình độ dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, thực hiện truyền nghề cho gần 12.000 học viên.

Giai đoạn 2008-2017, đã có 314.227 người dân tỉnh Vĩnh Phúc được tham gia học nghề, số lao động sau đào tạo nghề có việc làm đạt trên 80%, nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 70,3%; giải quyết việc làm cho trên 247.000 lao động, trong đó giải quyết việc làm trong nước trên 233.000 người, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gần 14.000 người với kinh phí gần 15,5 tỷ đồng.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.