| Hotline: 0983.970.780

Khi xuất sang thị trường châu Âu, gạo Việt vẫn phải 'thay tên đổi họ'

Thứ Tư 23/11/2022 , 09:35 (GMT+7)

Ngành gạo Việt trong những năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ phân khúc thấp sang cao, tuy nhiên việc định hình thương hiệu gạo Việt vẫn chưa rõ ràng.

z3893332091630_14e8e4059f02c6d8cf74ebf5b91a1ab8

Tính chung 10 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt hơn 6 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 3 tỷ USD. Ảnh: Q.L.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, thống kê của Trung tâm Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn cho thấy, xuất khẩu gạo những năm gần đây giảm về số lượng, nhưng tăng về giá trị. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Philippines và châu Phi, gạo Việt ngày càng chinh phục được nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,...

Tuy đã đạt được nhiều bước tiến lớn về thị trường và giá trị xuất khẩu, nhưng giới chuyên gia đều có chung nhận định, thương hiệu gạo Việt vẫn chưa tương xứng với giá trị và tiềm năng vốn có.

"Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái và phá vỡ hợp đồng tiêu thụ còn cao”, ông Phan Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Diễn đàn Kết nối nông sản 970 tổ chức ngày 19/11.

Về một số hạn chế của ngành sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL, ông Thông cho biết, nông dân vẫn chủ yếu sử dụng giống sạ, thời gian xuống giống kéo dài, chưa an toàn với né rầy, hạn, mặn và mưa lũ; vật tư đầu vào chưa đảm bảo chất lượng, sử dụng cũng chưa tiết kiệm; liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp chưa chặt chẽ; hệ thống kho bãi, logistics còn yếu.

ket-noi-cung-cau-chuoi-lua-gao-vung-dong-bang-song-cuu-long-110629_401

Các chuyên gia trao đổi tại Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Q.L.

Các chuyên gia tại Diễn đàn 970 nêu thực trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn sử dụng lượng giống rất lớn khiến chi phí đầu vào bị đội lên nhiều lần, phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học… Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa có nhiều thương hiệu mạnh để tạo nên thương hiệu gạo quốc gia.

Các doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng cánh đồng lớn gắn với nông dân và tạo lập được thương hiệu gạo nổi tiếng cần trở thành hình mẫu dẫn dắt cho ngành sản xuất lúa nước nhà. Qua đó, cùng nhau tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo các doanh nghiệp, gạo Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, được người tiêu dùng thừa nhận. Tuy nhiên, khi xuất sang thị trường châu Âu, gạo Việt phải “thay tên đổi họ”, không còn giữ được thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Hạn chế về thương hiệu đang khiến gạo Việt phải mang mác gạo nước ngoài, bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn.

Hiện nay, không ít doanh nghiệp đã bắt đầu lấy bao bì, nhãn mác của mình để đóng gói sản phẩm phân phối tại EU và nhiều thị trường khác trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá điều này vẫn chưa đủ, các doanh nghiệp ngành gạo cần đồng loạt vào cuộc, cùng nhau đầu tư về hình ảnh và tiếp thị cho thương hiệu gạo Việt Nam. 

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho rằng, đề xây dựng thương hiệu gạo Việt cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice). Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm. 

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) đánh giá, ngành gạo Việt trong những năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ gạo phân khúc thấp sang gạo chất lượng cao. Nhờ đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường “khó tính” đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.

Trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm gia tăng nhu cầu tích trữ lương thực. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. 

Theo cam kết từ EVFTA, mỗi năm EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Cùng với đó, thị trường này sẽ mở cửa tự do hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm, với thuế suất ưu đãi về 0% sau 3 - 5 năm triển khai hiệp định (từ tháng 8/2020).

Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi thuế quan này. Năm 2021, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu sang EU được khoảng 64.000 tấn, trị giá gần 19 triệu USD.

Xem thêm
Trái cây Việt Nam: 'Ăn trái nào ra vị trái đó'

'Ăn trái nào ra vị trái đó' là lời khen của người tiêu dùng Trung Quốc dành cho trái cây Việt Nam.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Phân bón Lâm Thao và VinFast hợp tác vì tương lai xanh Việt Nam

Phân hón Lâm Thao và VinFast cùng hợp tác tổ chức chương trình 'Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, phủ xanh Việt Nam' nhằm lan tỏa tinh thần xanh, thúc đẩy phát triển bền vững.

Dự án căn hộ Conic Boulevard có giá khoảng 37 triệu đồng/m2

Dự án Conic Boulevard gồm khu dân cư và căn hộ cao tầng với quy mô 5,3ha, tọa lạc tại đường Huỳnh Bá Chánh, thị trấn Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Bình luận mới nhất