| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn trong phong tỏa chống Covid-19 và bài học cho các nước đang phát triển

Thứ Ba 31/03/2020 , 15:40 (GMT+7)

Khi các nước đang phát triển áp các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn virus lây lan, họ có thể xem xét những bài học thành công và thất bại ở quốc gia khác.

Bài học lớn là không có thời gian để lãng phí và không được đánh giá thấp hiệu quả của các chiến lược phong tỏa chặt chẽ.

Nhiều quốc gia đang phát triển đã áp đặt lệnh phong tỏa khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Ấn Độ áp đặt lệnh chưa từng thấy phong tỏa trên toàn quốc kể từ ngày 25/3, yêu cầu 1,3 tỷ dân ở nhà ít nhất 21 ngày. Nam Phi đã bắt đầu phong tỏa ba tuần vào ngày 27/3 và dùng quân đội để đảm bảo thực thi.

Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo không chấp thuận lời kêu gọi phong tỏa cả nước vì sự phân chia kinh tế và xã hội, nhưng buộc phải chấp nhận phong tỏa thủ đô Jakarta, khi có tới 600 ca nhiễm virus ở đây.

Khi ngày càng có nhiều nước đang phát triển lập chiến lược ngăn chặn kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt hơn, họ cần hiểu rằng các chiến lược này phải phản ánh một số đặc điểm nổi bật của đại dịch Covid-19 phù hợp với kinh nghiệm và hoàn cảnh của họ.

Những nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc một số thực tế quan trọng khi đưa ra các lựa chọn.

Đầu tiên là Covid-19 không giống như bất kỳ dịch bệnh nào khác trong lịch sử: tỉ lệ gây tử vong thấp hơn các loại virus như cúm Tây Ban Nha, Sars và Ebola, nhưng lại cực kỳ lây nhiễm và có khả năng làm suy sụp nền kinh tế. Điều này có nghĩa là nhiều quy tắc và hành động hiện có tác dụng hạn chế trong việc xử lý loại bệnh này.

Nhiều quốc gia đang phát triển đã tích lũy đáng kể kinh nghiệm và kiến ​​thức khi ứng phó với các dịch bệnh trước đây, nhưng họ sẽ mắc sai lầm chết người nếu ứng phó với Covid-19 bằng các biện pháp chính sách đã dùng trong quá khứ.

Các quốc gia không hiểu điều này trước đó giờ đã phải trả giá với tổn thất hàng ngàn sinh mạng và nền kinh tế suy thoái.

Thứ hai là sự bùng phát virus này có thể khiến cả những hệ thống y tế được trang bị tốt nhất trên thế giới phải gục ngã.

Những thảm kịch diễn ra ở Vũ Hán, miền Bắc Italia và Tây Ban Nha chứng minh rằng các hệ thống y tế chỉ đơn giản là không được thiết kế để đối phó với một đại dịch dạng này và với cường độ như vậy.

Tình trạng thiếu hụt các đơn vị chăm sóc đặc biệt và máy thở ở nhiều thành phố ở các nước đang phát triển còn nghiêm trọng hơn và hệ thống y tế ở đó sẽ bị áp đảo gần như ngay khi dịch bệnh xảy ra.

Ví dụ, Ấn Độ có 2,3 giường chăm sóc đặc biệt trên 100.000 dân trong khi tỉ lệ này ở Italia là 12,5  và ở Mỹ là 34,7. Tỉ lệ này ở các nước đang phát triển khác thậm chí còn thấp hơn cả ở Ấn Độ.

Thứ ba là đại dịch có khả năng kéo dài lâu hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của các chuyên gia y tế. Một số người bây giờ vẫn tin rằng Covid-19 có thể trở thành một phần của bệnh cúm theo mùa và do đó sẽ tồn tại cùng chúng ta trong nhiều tháng trước khi có thể phát triển được vắc xin. Do đó, dịch Covid-19 sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và y tế.

Thiệt hại kinh tế của một trận chiến kéo dài với Covid-19 sẽ có ảnh hưởng không tương xứng lớn hơn với các nước đang phát triển.

Hầu hết người dân ở đây không không có tiền dự phòng trong thời gian nền kinh tế ngừng hoạt động kéo dài. Nói một cách đơn giản, họ không có tiền để mua thức ăn.

Và các chính phủ không có nguồn lực cho các gói cứu trợ lớn như ở các nước thu nhập cao. Hoa Kỳ gần đây đã thông qua gói cứu trợ trị giá 2.200 tỷ đô la Mỹ, bình quân khoảng 6.000 đôla mỗi người, nhiều hơn tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của nhiều quốc gia đang phát triển.

Nhưng nhiều quốc gia đang phát triển có một lợi thế đáng kể là có thể rút ra những bài học quan trọng từ các quốc gia nơi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Các quốc gia có dịch này áp dụng các chính sách và chiến lược phản ứng rất khác nhau, cung cấp bằng chứng về cả những sai lầm tốn kém và các quyết định thận trọng.

Bài học đầu tiên là không có thời gian để lãng phí trong việc chuẩn bị toàn diện cho đại dịch. Mặc dù cơ hội tìm nguồn cung ứng thiết bị y tế quan trọng ở quy mô lớn có thể nhanh chóng bị mất do cạnh tranh toàn cầu khốc liệt và thiếu phương tiện tài chính, khi đó ngay lập tức, chúng ta cần tăng cường khả năng kiểm dịch và các cơ chế đảm bảo cung ứng thực phẩm trong khi tiến hành cách ly và xét nghiệm.

Các kế hoạch dự phòng cần tính tới cả việc phong tỏa hoàn toàn như ở Ấn Độ, bao gồm cả các kế hoạch giúp đỡ người nghèo chuẩn bị cho việc đóng cửa kinh tế.

Thứ hai, hiệu quả của các chiến lược ngăn chặn chặt chẽ hơn không thể được coi là điều đương nhiên. Các biện pháp quyết liệt như phong tỏa trên toàn quốc trong thời gian dài sẽ không chỉ khó thực hiện mà còn kém hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển do có điều kiện nhà ở không có lợi cho việc tự cách ly, chẳng hạn như khi một hộ gia đình không có ống nước hoặc sử dụng vệ sinh công cộng.

Thứ ba, đóng cửa nền kinh tế địa phương và quốc gia có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh nếu có những nỗ lực hiệu quả giúp làm chậm sự lây lan và bùng phát virus.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore cho thấy hiệu quả của lựa chọn này. Không giống như việc áp dụng các biện pháp hà khắc nhằm nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của virus ở Trung Quốc, các nước này có thể duy trì các hoạt động kinh tế và xã hội bằng cách chủ động xác định và cách ly các cá nhân bị nhiễm bệnh.

Cuối cùng, truyền thông nguy cơ đóng một vai trò quyết định không chỉ giúp công chúng biết thời kỳ khó khăn phía trước, mà còn nói lên sự đánh đổi khó khăn đối đầu với chính phủ và công chúng trong các quyết định lớn như phong tỏa toàn quốc. Truyền thông nguy cơ kém có thể dẫn đến tử vong và có hậu quả bi thảm.

Ví dụ, Donald Trump liên tục giảm nguy cơ Covid-19, tạo điều kiện cho sự lây lan của dịch ở giai đoạn đầu và gần đây đã đánh lừa công chúng về thời gian xảy ra đại dịch. Những sai lầm như vậy có thể gây thiệt hại lớn hơn đối với các nước đang phát triển.

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất