| Hotline: 0983.970.780

Khoa học giúp phát triển sôi động ngành nuôi cá nước lạnh

Thứ Tư 10/07/2024 , 09:43 (GMT+7)

TS Nguyễn Viết Thùy, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) bàn về ứng dụng sản phẩm KHCN trong thực tiễn.

Các loài cá nước lạnh ở Lâm Đồng đã được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung nghiên cứu và phát triển từ năm 2006. Ảnh: Phương Chi.

Các loài cá nước lạnh ở Lâm Đồng đã được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung nghiên cứu và phát triển từ năm 2006. Ảnh: Phương Chi.

Việt Nam được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất cá nước lạnh. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng và Lào Cai đã trở thành vùng phát triển, sản xuất cá nước lạnh nhanh và lớn nhất, tập trung nhiều cơ sở nuôi có quy mô lớn nhất cả nước.

Các loài cá nước lạnh ở Lâm Đồng đã được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung nghiên cứu và phát triển từ năm 2006. 

Hiện nay, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát 4 loài cá nước lạnh, gồm cá hồi vân, cá tầm, cá trắng châu Âu và cá tuyết (hay còn gọi là cá mú Úc). 

Trong số này, cá hồi vân và cá tầm là hai loài được nuôi chủ yếu tại Việt Nam, với cá tầm chiếm sản lượng chính. Loài cá trắng châu Âu do tốc độ tăng trưởng chậm và kích thước nhỏ nên ít được nuôi, còn cá tuyết đang gặp khó khăn về giải quyết vấn đề con giống.

Các nghiên cứu về sản xuất giống và công nghệ nuôi cá tầm đã được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Ảnh: NNVN.

Các nghiên cứu về sản xuất giống và công nghệ nuôi cá tầm đã được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Ảnh: NNVN.

Công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá tầm đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I nghiên cứu thông qua nhiều đề tài, dự án như “Nghiên cứu phát triển nuôi cá tầm Nga và cá tầm Siberia ở khu vực Tây Nguyên”; “Phát triển giống cá nước lạnh”, “Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất cung cấp giống cá tầm”.

Sau 20 năm phát triển, cùng với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã nhận được sự hỗ trợ quan trọng từ Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT, Cục Thủy sản cũng như sở KHCN các tỉnh có tiềm năng về nuôi cá nước lạnh. 

Hai đơn vị này đã cùng nhau triển khai hơn 15 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Kết quả cho thấy những quy trình công nghệ chính và tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận.

Hiện nay, đã có 4 quy trình tiến bộ kỹ thuật được Cục Thủy sản chứng nhận và áp dụng vào sản xuất đại trà, bao gồm công nghệ sinh sản nhân tạo cho một số loài cá tầm, công nghệ nuôi cá hồi vân trong bể nước chảy, công nghệ nuôi cá tầm trong bể nước chảy và trong lồng trên hồ chứa. Đây là những tiến bộ cơ bản đã giúp cho ngành nuôi cá nước lạnh phát triển một cách bền vững.

Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài và các tiến bộ kỹ thuật đã đạt được, thông qua các kênh khác nhau như xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân, cung cấp các tư liệu kỹ thuật và video hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các hội thảo và trao đổi giữa các doanh nghiệp và đơn vị, các tiến bộ kỹ thuật này đã được chuyển giao, nhân rộng và áp dụng vào thực tế.

Ở Lâm Đồng, hai quy trình chính về nuôi cá tầm trong bể nước chảy và nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi. Sản lượng cá nước lạnh tại Lâm Đồng hiện nay đã đạt trên 2.000 tấn mỗi năm.

Về công nghệ sinh sản nhân tạo, Trung tâm đã chuyển giao cho một doanh nghiệp địa phương để áp dụng cho nuôi cá tầm trong điều kiện khí hậu, địa lý của Việt Nam. Đây là công nghệ khó về mặt chuyên môn và yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất khá lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đầu tư một cách bài bản và đã thành thạo quy trình này. 

Những nghiên cứu về giống và kỹ thuật nuôi đã giúp thúc đẩy và hình thành nghề nuôi cá nước lạnh rất sôi động ở nước ta. Ảnh: NNVN.

Những nghiên cứu về giống và kỹ thuật nuôi đã giúp thúc đẩy và hình thành nghề nuôi cá nước lạnh rất sôi động ở nước ta. Ảnh: NNVN.

Về ươm giống, đa số các trang trại có điều kiện về cơ sở vật chất đã tự ương được con giống để phục vụ việc nuôi thương phẩm của mình và cung cấp cho các hộ nuôi nhỏ lẻ, những người không có điều kiện để áp dụng kỹ thuật ương giống.

Chiều ngày 10/7, Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn đàn kết nối các sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Diễn đàn.

Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, các viện nghiên cứu, các trường trực thuộc Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức quốc tế… liên quan đến ngành nông nghiệp.

Diễn đàn được tổ chức theo dạng hỏi - đáp, trả lời trực tiếp các câu hỏi mà các đại biểu quan tâm, các phóng sự giới thiệu về chủ trương, chính sách của Bộ NN-PTNT trong việc khuyến khích nghiên cứu, đổi mới KHCN và những kết quả đạt được, giới thiệu các điển hình đã và đang chuyển giao thành công sản phẩm KHCN vào sản xuất.

Báo Nông nghiệp Việt Nam tường thuật sự kiện này trên www.nongnghiep.vn.

(ghi)

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.