| Hotline: 0983.970.780

Khoai tây, hành tây Đà Lạt 'lao dốc', người trồng thua lỗ nặng

Thứ Tư 04/04/2018 , 06:30 (GMT+7)

Vài tuần gần đây, giá hành tây, khoai tây tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trượt giá mạnh so với niên vụ trước khiến nhà vườn lâm vào cảnh thua lỗ nặng.

Cùng thời điểm, xuất hiện thông tin trên thị trường tràn lan các mặt hàng cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến giá cả hai loại nông sản này lâm vào cảnh “chợ chiều”.

09-34-09_nh_1
Thu hoạch khoai tây ở Đà Lạt

So với năm trước, niên vụ này khoai tây, hành tây được cho là có năng suất và chất lượng cao hơn hẳn. Vào thời điểm trước tết, khoai tây có giá 14.000 - 16.000đ/kg, hành tây cũng ở mức 11.000đ/kg. Tuy nhiên, nhà vườn còn chưa kịp “ăn mừng” thì đã phải nếm “trái đắng”.

Hiện không ít vườn không thể bán được do thương lái viện lý do chê hàng xấu mặc dù giá đã xuống thấp dưới mức có thể. Nhà vườn đổ lỗi cho mặt hàng cùng loại của Trung Quốc tràn vào khiến cung vượt quá cầu dẫn đến hàng hóa ế ẩm.

Chị Nguyễn Thị Thương, ngụ khu Đất Mới, TP Đà Lạt cho biết, cuối năm 2017 gia đình đầu tư trên 50 triệu đồng trồng 3.000m2 hành tây. Đến thời kỳ cho thu hoạch, cũng như nhiều gia đình khác, vợ chồng chị Thương hồ hởi vui mừng vì hành tây dự kiến sẽ cho năng suất cao do thời tiết thuận lợi.

Tưởng giá hành tây sẽ được như niên vụ trước, gia đình chị Thương ước tính sẽ thu về không dưới 100 triệu đồng tiền lãi. Tuy nhiên, khi thu hoạch thì giá hành tây lại liên tục “lao dốc”. Thời điểm hiện nay, 1kg hành tây loại đẹp nhất cũng chỉ bán được 3.000 đồng, giảm hơn 50% so với niên vụ trước. Những trận mưa cục bộ đầu mùa càng khiến cho loại nông sản này rớt giá mạnh hơn vì nhà vườn buộc phải thu hoạch dồn dập.

Tại huyện Đơn Dương, nơi có diện tích hành tây, khoai tây lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, trung bình 1kg hành tây tại vườn chỉ có giá 2.000 đồng, nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Với giá bán này, mỗi sào hành tây (1.000m2) nhà vườn phải bù lỗ thêm khoảng 3 triệu đồng nữa mới đủ vốn đầu tư ban đầu, đó là chưa kể tiền thuê người thu hoạch với giá khoảng 250.000 đồng/ngày và công sức bỏ ra chăm sóc trong 3 tháng.

Do giá xuống quá thấp nên khoảng 50 tấn hành tây của gia đình ông Nguyễn Văn Tài, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương vẫn phải nằm trong kho hơn 2 tuần qua. Ông Tài cho biết, với giá như hiện tại nếu bán sẽ lâm vào thua lỗ nặng nên gia đình ông buộc phải đưa hành tây vào lưu trong kho để chờ giá lên.

09-34-09_nh_3
Khoai tây Trung Quốc thường xuất hiện khi Đà Lạt hết mùa

Tương tự, những hộ trồng khoai tây cũng đang lâm vào cảnh khốn khó, do giá đang xuống rất thấp. Cùng thời điểm này năm trước, khoai tây Đà Lạt loại một có giá 11.000đ/kg thì hiện chỉ đạt 7.000đ/kg. Nếu bán đổ đồng cả vườn, thương lái chỉ chịu mua với giá từ 4.000 - 5.000đ/kg.

Anh Đinh Văn Hoài, Trại Mát, TP Đà Lạt cho biết, giá khoai tây như hiện nay nhà vườn mới chỉ vừa đủ thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Người trồng sẽ phải chịu lỗ phần tiền thuê nhân công thu hoạch và công sức bỏ ra chăm sóc suốt gần 4 tháng.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, cách đây gần 1 tháng, các tiểu thương đã ngừng nhập khoai tây, hành tây Trung Quốc, bởi Lâm Đồng đã bước vào chính vụ thu hoạch. Thông thường việc nhập hàng từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 2 năm sau, khi Đà Lạt đã hết mùa. Khi nào khan hiếm hàng thì họ mới nhập về thôi.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm