| Hotline: 0983.970.780

Khoảng 1.000 quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mỗi năm

Thứ Năm 09/06/2022 , 13:59 (GMT+7)

Long An Theo TS.Ngô Xuân Nam, nếu doanh nghiệp không cập nhật kịp thời thông tin về yêu cầu của thị trường nhập khẩu sẽ rất dễ dẫn đến các vấn đề vi phạm.

Ngày 9/6, tại Long An diễn ra buổi hội nghị phổ biến các quy định và thực thi cam kết về SPS trong FTAS thế hệ mới; cập nhật yêu cầu thị trường Trung Quốc. Hội nghị thu hút các nhà khoa học, ngành chức năng, doanh nghiệp và các tổ chức nông dân.

Khoảng 1.000 quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mỗi năm

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp định An toàn thực phẩm và An toàn bệnh dịch động, thực vật (Sanitary and PhytoSanitary gọi tắt là SPS) gồm 14 điều và 3 phụ lục. Nội dung quy định nguyên tắc xác định các chỉ tiêu, yêu cầu và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm và an toàn bệnh dịch động, thực vật và các sản phẩm từ động thực vật trong thương mại quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của SPS là tự do, công khai, minh bạch, công bằng và hài hoà. Bốn lĩnh vực điều chỉnh của SPS: An toàn thực phẩm; an toàn bệnh dịch động, thực vật; an toàn môi sinh; an toàn lao động.

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ phần lớn trái thanh long của Việt Nam. Ảnh: Minh Đảm.

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ phần lớn trái thanh long của Việt Nam. Ảnh: Minh Đảm.

SPS Việt Nam là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề SPS. Là đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của tổ chức Thương mại thế giới WTO và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

SPS Việt Nam là kênh thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS). Yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

Biện pháp SPS dựa trên cơ sở khoa học hoặc tiêu chuẩn Quốc tế, minh bạch, không phân biệt đối xử, nhất là Quy định SPS của EU và nguồn thông tin về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Quy định về mức dư lượng tối đa của EU cho nông sản nhập khẩu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: Hàng năm các nước thành viên WTO công bố khoảng 1.000 quy định, thay đổi về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nếu doanh nghiệp, tổ chức sản xuất không cập nhật kịp thời thông tin về yêu cầu của thị trường nhập khẩu sẽ rất dễ dẫn đến các vấn đề vi phạm. Mới đây nhất, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc vừa ban hành quy định về quản lý an toàn thực phẩm với Lệnh 248, Lệnh 249… Nếu doanh nghiệp không chủ động sẽ gặp nhiều thiệt hại khi xuất khẩu sang thị trường này.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc SPS Việt Nam cho hay mỗi năm các nước thành viên WTO ban hành mới gần 1.000 quy định, thay đổi về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc SPS Việt Nam cho hay mỗi năm các nước thành viên WTO ban hành mới gần 1.000 quy định, thay đổi về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Kỳ vọng SPS đáp ứng được thông thị trường cho doanh nghiệp

Bà Vũ Phương Thảo, Trưởng phòng Xuất khẩu công ty ACECOOK Việt Nam cho hay: Công ty xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: mì gói, miếng, hủ tiếu… Sản phẩm có nguyên liệu chủ yếu từ các mặt hàng nông nghiệp. Hiện nay, bà Thảo cho biết, các tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước ngày càng khắc khe. Với những thay đổi như thế nếu doanh nghiệp không cập kịp thời thiệt hại sẽ rất lớn, có thể bị huỷ, tuỳ vào kênh phân phối.

Cũng theo bà Thảo, hiện nay, doanh nghiệp đang thiếu kênh thông tin về yêu cầu thị trường nhập khẩu, giống như SPS Việt Nam chẳng hạn. Trước đây, doanh nghiệp này không biết đến SPS, giờ đây khi biết được kênh này bà Thảo cho biết kỳ vọng sẽ cập nhật được thông tin tốt hơn để có thời gian chuẩn bị. Doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng với SPS nhiều hơn nữa, để hỏi đáp về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.

Đồng quan điểm, ông Trương Văn An, Giám đốc HTX thanh long Tầm Vu cho biết: HTX có 40 thành viên với 50ha, bà con sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, không phải sản phẩm đã đạt VietGAP rồi thì bán được ở tất cả các nước. Mỗi nước đều có tiêu chuẩn khác nhau, thị trường nào yêu cầu cái gì thì thành viên chúng tôi sẽ yêu cầu sản xuất theo những tiêu chuẩn đó thì mới xuất khẩu được. HTX bán đi Trung Quốc 50% chủ yếu thanh long ruột đỏ. Còn lại bà con sản xuất thanh long ruột trắng để bán đi Nhật, Thái Lan…Do đó, cần cập nhật thông tin kịp thời để tránh thiệt hại.

Ngành chức năng địa phương, doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời thông tin về yêu cầu thị trường nhập khẩu để cung cấp cho nông dân. Ảnh: Minh Đảm.

Ngành chức năng địa phương, doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời thông tin về yêu cầu thị trường nhập khẩu để cung cấp cho nông dân. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, tỉnh có rất nhiều nông sản xuất khẩu như gạo, chuối, thanh long, mít,... với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 503 triệu USD. Tuy nhiên, phần lớn xuất sang thị trường nước bạn Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Mặc dù Long An đã rất chủ động từ rất sớm trong công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp về những yêu cầu thị trường xuất khẩu. Tổ chức nhiều hội nghị triển khai các quy định về quản lý an toàn thực phẩm của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc theo Lệnh 248, lệnh 249 và các tiêu chuẩn cơ sở và quy trình thiết lập giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ nông sản tỉnh Long An còn tồn tại một vấn đề, nhất là rào cản kỹ thuật trong thương mại phía Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp của tỉnh chưa duy trì, chưa đáp ứng được Lệnh 248, 249 của Trung Quốc... Điều này đã tác động mễ đến sản xuất tiêu thụ làm cho đời sống người dân gặp dẫn nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, Long An xác định thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Do đó, ông Truyền cho rằng Văn phòng SPS Việt Nam hội nghị chuyên đề: “Phổ biến các qui định và thực thi cam kết về SPS trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cập nhật yêu cầu về SPS tại thị trường Trung Quốc” rất cần thiết có ý nghĩa lớn đối với vấn đề tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Nhất là cây thanh long sang thị trường Trung Quốc. Hiện tỉnh có khoảng 11.000 ha cây thanh long.

Ông Truyền kỳ vọng sau hội nghị, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và rõ hơn về SPS cũng như nắm được nhiều thông tin hơn về cam kết SPS trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó là các qui định của thị trường Trung Quốc đối với các sản phẩm động, thực vật của Việt Nam. Công nghệ sơ chế, bào quan một số trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. “Chúng ta cần phải thay đổi để hoà nhập, để thích ứng và để cùng thống nhất trong cách nghĩ, cách làm và cùng hành động để khẳng định lại vị thế, uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường”, ông Truyền cho hay.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất