| Hotline: 0983.970.780

Khôi phục ngành hàng rau quả sau dịch bệnh Covid-19

Thứ Năm 14/10/2021 , 23:33 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuỗi ngành hàng rau quả chủ lực của tỉnh để khôi phục sản xuất sau dịch bệnh Covid-19.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Thực hiện Quyết định số 417/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ngành Chế biến rau quả giai đoạn 2021 – 2030, UBND tỉnh vừa chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh và địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuỗi ngành hàng rau quả chủ lực của tỉnh để khôi phục sản xuất sau dịch bệnh Covid-19.

UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh và địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuỗi ngành hàng rau quả chủ lực của tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh và địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuỗi ngành hàng rau quả chủ lực của tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo đó, Sở Công Thương tỉnh xây dựng đề án tổng thể phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng rau quả chủ lực của tỉnh qua các giai đoạn. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNN, các đơn vị liên quan và địa phương quảng bá, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm rau quả của tỉnh với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các kênh phân phối hiện đại, các nhà vựa, các trang thương mại điện tử, tham gia các hội chợ, hội nghị triển lãm trong và ngoài nước giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để tăng cường liên kết giữa các bên tham gia, nhất là giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân và HTX.

Tiếp tục phát triển các mô hình HTX, tổ hợp tác, hội quán với các nông dân trồng rau quả. Song song đó, cần có biện pháp hỗ trợ nông dân về sản xuất rau quả theo hướng an toàn, liên kết chuỗi với các doanh nghiệp, nhà phân phối từ giống, nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất đến tiêu thụ. Đồng thời kiểm tra, giám sát sử dụng mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói được cấp trên địa bàn tỉnh, truy xuất nguồn gốc.

UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở NN-PTNT, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Bên cạnh đó, tạo thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông sản.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở NN-PTNT, sở, ngành, các đơn vị liên quan và địa phương triển khai các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến, đề tài và dự án phục vụ các khâu từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ hàng hóa rau quả chủ lực.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.