| Hotline: 0983.970.780

Khốn khổ mang án HIV nhầm!

Thứ Tư 15/04/2015 , 08:43 (GMT+7)

Năm 2003, anh Hoàng Khắc Sửu (SN 1973, trú tại phường Nghi Thu, TX. Cửa Lò, Nghệ An) đang thụ án tại Trại giam số 3 - Bộ Công an được đưa đi lấy máu xét nghiệm HIV. Kết quả cho thấy anh Hoàng Khắc Sửu bị nhiễm HIV,  nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Cuộc sống đảo lộn

Ở trong trại giam mọi thông tin không được tiết lộ, phải thông qua người thân anh Hoàng Khắc Sửu mới hay mình đã nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV.

Dù vẫn bán tín bán nghi nhưng cú sốc này đã giáng một đòn chí mạng vào tinh thần và ý chí khát khao làm lại cuộc đời của anh: “Vì bồng bột của tuổi trẻ tôi phải vào trại giam thụ án, bỏ lại mẹ già còm cõi một mình, phận làm con thấy mình bất hiếu nên dặn lòng phải cải tạo thật tốt để sớm có ngày về phụng dưỡng bậc thân sinh nhưng có ai ngờ...”, anh Sửu chua xót kể lại.

Theo lời nạn nhân, quãng thời gian sau đó thật sự là chuỗi ngày nặng nề, u ám, dù phận tù với nhau nhưng khi biết anh bị bệnh thì thái độ của các phạm nhân thay đổi tức thì, họ nhìn anh với ánh mắt ngờ vực, xem thường và đi kèm với đó là sự kì thị.


Anh Sửu yêu cầu cơ quan chức năng phải làm rõ trách nhiệm

 Mang trên mình án tù tội, nay lại nhiễm thêm căn bệnh vô phương cứu chữa, đã rất nhiều lần anh nghĩ quẩn muốn tìm đến cái chết để kết thúc mọi chuyện, nhưng hình ảnh người mẹ vẫn ngày ngày mong ngóng con trai trở về đã một lần nữa thôi thúc anh đi tìm sự thật.

Bằng nỗ lực của mình, năm 2013, anh Hoàng Khắc Sửu chính thức kết thúc thời gian thi hành án để trở về địa phương nhưng mẹ của anh (bà Hoàng Thị Sinh, SN 1931) vì tuổi cao sức yếu đã qua đời trước đó không lâu.

Tin đồn anh nhiễm “ết” (AIDS) nhanh chóng lan truyền khắp nơi khiến hàng xóm, láng giềng, bạn bè vô cùng e ngại, quá trình hòa nhập với nhịp sống đời thường của anh gặp muôn vàn trắc trở.

Nhưng nhận thấy bản thân còn trẻ, cần phải sống có ích để chuộc lại những ngày tù tội nên anh Sửu không buông xuôi, anh thuốc thang đầy đủ và có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Trong một lần tiếp xúc tình cờ, ông Trạm trưởng Trạm y tế địa phương (phường Nghi Thu) đã khuyên nhủ: “Người ta kết luận em bị nhiễm HIV nhưng thực tế sức khỏe của em rất tốt, không thấy dấu hiệu của ốm đau, bệnh tật, em thử kiểm tra lại xem sao”.

Tháng 8/2014 anh quyết định đi xét nghiệm lại, cả 3 lần đều chung một kết luận: Âm tính với HIV, 4 tháng sau đó anh test lần cuối và kết quả vẫn không đổi.

Ngành Y tế nói gì?

Sau khi biết chắc chắn mình bị không bị nhiễm HIV, anh Hoàng Khắc Sửu đã viết đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ ngọn ngành.

Tuy nhiên, dù sai sót rất nghiêm trọng nhưng Sở Y tế Nghệ An lại thiếu thiện chí khắc phục, chây ỳ trong việc xử lý, đã nhiều lần hứa hẹn sẽ sớm có phương án giải quyết nhưng mãi chẳng thấy đâu.


Vợ chồng anh Sửu

 Chỉ đến khi nạn nhân quyết làm đến cùng thì họ mới chấp nhận xuống nước ngồi vào “bàn đàm phán”, thế nhưng câu trả lời lại không thỏa đáng.

Ngày 1/4/2015, tại Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế Nghệ An đã chủ trì buổi làm việc giữa anh Hoàng Khắc Sửu cùng các đơn vị liên quan và chính thức đi đến thống nhất: Xóa tên anh Hoàng Khắc Sửu, trú tại phường Nghi Thu, TX. Cửa Lò, Nghệ An khỏi danh sách đối tượng nhiễm HIV, phòng thanh tra có trách nhiệm soạn thảo thông báo kết luận gửi về chính quyền địa phương về sự nhầm lẫn đáng tiếc này…

Bác sỹ Nguyễn Xuân Hồng, Phó PGĐ Sở Y tế Nghệ An cho rằng đây là trường hợp hi hữu của ngành Y tế Nghệ An, bởi trong tổng số gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh chưa bao giờ xảy ra điều tương tự.

“Khi anh ấy đưa kết quả xét nghiệm chẩn đoán âm tính với HIV, tôi sung sướng đến phát khóc. Con trai chúng tôi (chị có bầu tháng thứ 6) rồi đây sẽ không phải xấu hổ vì bố nó, hi vọng khi cháu ra đời sẽ bù đắp lại phần nào những thiệt thòi mà anh ấy phải gánh chịu”, chị Nguyễn Thị Hải (vợ anh Sửu) trải lòng.

Về việc tiến hành đền bù, ông Hồng khẳng định là rất khó khăn: “Đây là vấn đề liên quan giữa ngành Công an và Trung tâm Y tế dự phòng. Sự việc đã xảy ra 12 năm, thời điểm đó toàn tỉnh Nghệ An mới chỉ có 2 người chuyên trách về HIV/AIDS, trình độ chuyên môn, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị… còn nhiều hạn chế nên để phân định trách nhiệm thuộc về ai không hề dễ.

Không phải biện hộ nhưng trong xét nghiệm có xác suất nhầm lẫn, nên khó tránh khỏi sai sót, hơn nữa đối tượng lại chịu sự quản lý của bên công an nên rất khó để ngành y tế phát hiện ra nhầm nhọt”.

Trước câu trả lời nước đôi của Sở Y tế Nghệ An, anh Sửu vô cùng bức xúc: “Là người trong cuộc mới thấm thía được cảm giác bị xã hội kì thị, xa lánh kinh khủng đến mức nào...

Do đó tôi đề nghị cơ quan chức năng cần sớm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, họ phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất về tinh thần, danh dự và vật chất cho tôi bằng những việc làm cụ thể chứ không thể nói lời xin lỗi suông như thế”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm