| Hotline: 0983.970.780

Không để người dân quay lưng với thịt lợn

Thứ Ba 12/03/2019 , 18:15 (GMT+7)

Về vấn đề khó khăn trong tiêu thụ thịt lợn, nhất là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Những cơ sở chăn nuôi an toàn, lợn lành bệnh, tiêu thụ bình thường.

Tại cuộc họp giao ban báo chí hôm qua (12/3), Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền về dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) vừa phải giúp ngăn chặn dịch lây lan, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa phải giúp đảm bảo sản xuất, tiêu thụ thịt lợn bình thường.

DTLCP đang khiến tình hình tiêu thụ thịt lợn gặp nhiều khó khăn

Lợn lành tiêu thụ bình thường

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết tính đến ngày 12/3, dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 13 tỉnh thành, tập trung ở các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 14.368 con. Bên cạnh việc quyết liệt triển khai các giải pháp phòng chống dịch, Bộ NN-PTNT cũng đã tham mưu và triển khai nhiều giải pháp, đề nghị các cơ quan báo chí làm tốt công tác thông tin truyền thông để làm sao phòng chống dịch có hiệu quả, đồng thời không để xã hội, người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn.

Trả lời một số cơ quan báo chí về những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống DTLCP, nhất là vấn đề về lực lượng thú y cơ sở, khó khăn trong tiêu thụ thịt lợn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Thực tiễn hiện nay ở các tỉnh, thành lực lượng cán bộ thú y quá mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong giám sát dịch bệnh, đặc biệt là không có lực lượng thú y cơ sở, nên không có người giám sát trên địa bàn; không có người tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc...

Về vấn đề này, Thứ trưởng Tiến cho biết Thủ tướng Chính phủ mới đây đã đưa ra giải pháp sẽ phải duy trì, củng cố bộ phận thú y cơ sở.

Về vấn đề khó khăn trong tiêu thụ thịt lợn, nhất là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Những cơ sở chăn nuôi an toàn, lợn lành bệnh, tiêu thụ bình thường.

Đối với công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống DTLCP, ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý: Thời gian tới, các cơ quan báo chí cần tiếp tục quan tâm trong công tác tuyên truyền, ngăn chặn dịch lây lan, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, đồng thời phải giúp đảm bảo sản xuất, tiêu thụ thịt lợn bình thường.

Lợn nái, lợn đực giống được hỗ trợ cao nhất gấp 2 lần lợn thịt

Trước đó, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019, Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP, bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng (LMLM); xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh, không để phát sinh ổ dịch mới; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn làm lây lan dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp che giấu, không khai báo kịp thời động vật mắc bệnh.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả phòng, chống bệnh DTLCP tại địa phương mình quản lý.

Về một số giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP, LMLM, tai xanh, Chính phủ thống nhất cho phép UBND cấp tỉnh sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh LMLM, tai xanh, DTLCP buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan, kể cả khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức tối thiểu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra; đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 đến 2,0 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh. Chủ vật nuôi được hỗ trợ khi có lợn buộc phải tiêu hủy không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận khi bắt đầu nuôi lợn; trong quá trình triển khai phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm