| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông đi vào cuộc sống [Bài 3]: ‘Người bạn’ đồng hành cùng nông dân

Thứ Tư 09/11/2022 , 09:41 (GMT+7)

Các mô hình nông nghiệp mới hiệu quả đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Tây Ninh, trong đó có vai trò đóng góp của các cán bộ khuyến nông.

Trong những năm qua, bằng nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh có những bước tiến phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông.

Các mô hình dự án khuyến nông đã đưa những tiến bộ kỹ thuật về giống (giống mới, chọn giống, lọc giống) và các giải pháp kỹ thuật giúp năng suất cây trồng tăng bình quân mỗi năm 12%, vật nuôi tăng bình quân đầu con mỗi năm 12,5%, góp phần làm thay đổi bộ mặt ở nông thôn.

Ông Hà Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (áo trắng) thăm, kiểm tra, đánh giá mô hình nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Ông Hà Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (áo trắng) thăm, kiểm tra, đánh giá mô hình nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Đáng chú ý, Tây Ninh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, như: hệ thống thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng, hệ thống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản  phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh theo quy mô hộ nhỏ lẻ là chủ yếu, đối tượng nuôi là các loài cá nước ngọt bản địa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, sự đóng góp của ngành thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng.

Thời gian qua, quá trình cơ cấu lại nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm. Với vai trò nhiệm vụ công tác khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đã vận dụng linh hoạt các chính sách phù hợp, giải pháp hay, đưa các mô hình trình diễn sát với thực tiễn, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.

Các mô hình thu hút đông đảo người dân, HTX đến học tập kinh nghiệm để triển khai nhân rộng. Ảnh: Trần Trung.

Các mô hình thu hút đông đảo người dân, HTX đến học tập kinh nghiệm để triển khai nhân rộng. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông đã mở nhiều lớp tập huấn, nhiều điểm trình diễn kỹ thuật, nhiều buổi hội thảo chuyên đề, thực hiện nhiều mô hình như nuôi cá rô đồng, nuôi tôm càng xanh và nuôi cá rô phi đơn tính; khuyến khích người dân tận dụng những ao, hồ, các vùng đất trũng cải tạo lại để nuôi trồng thuỷ sản bằng nhiều hình thức thâm canh, bán thâm canh, nuôi kết hợp để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có.

Công tác thông tin về giống mới, giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất giỏi cũng được cập nhập thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như bản tin khuyến nông, bản tin thị trường nông sản, chuyên mục khuyến nông, nhịp cầu nhà nông, tài liệu bướm… đã giúp cho người dân có những ý tưởng, giải pháp ứng dụng vào điều kiện sản xuất nông hộ, góp phần mở rộng mô hình cho nhiều người dân.

Từ đó, đã hình thành được một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả cao như: nuôi ba ba ở huyện Tân Châu và Dương Minh Châu, nuôi cá lóc đen, lóc bông ở huyện Dương Minh Châu và hình thành được một số khu vực nuôi tập trung thâm canh.

Hầu hết các mô hình thực hiện hiệu quả, thu hút người dân tham gia. Ảnh: Trần Trung.

Hầu hết các mô hình thực hiện hiệu quả, thu hút người dân tham gia. Ảnh: Trần Trung.

“Thông qua các dự án dạy nghề nuôi cá nước ngọt, các dự án, mô hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh đầu tư khá hiệu quả như: nuôi cá rô đồng, cá thát lát, cá lăng, cá tra, ba ba, nuôi cá lồng ghép… với kinh phí đầu tư khoảng 300 - 500 triệu đồng/năm đã giúp cho người nuôi trồng thủy sản nắm vững lý thuyết ứng dụng thành thạo vào thực tế, đem lại hiệu quả cao cho mô hình, tạo được lòng tin đối người dân. Sản lượng thủy sản của tỉnh từ 4.361 tấn (năm 1993) đến nay là 12.629 tấn, tăng 289%”, ông Hà Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh.

Để nâng cao năng suất và sản lượng nuôi thả thuỷ sản, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh đã trình UBND tỉnh “Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”. Theo đó, mục tiêu Đề án là tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu. Đến năm 2025, tổng diện tích nuôi thuỷ sản dự kiến trên địa bàn tỉnh đạt 1.000 ha và tăng lên 1.700 ha đến năm 2030, tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 22 ngàn tấn.

Quy mô và địa bàn nuôi thuỷ sản phân bố chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu và Trảng Bàng, sử dụng cả 2 nguồn nước hồ Dầu Tiếng và sông Sài Gòn. Loại thuỷ sản nuôi gồm các loại cá như: basa, rô đồng, diêu hồng, rô phi đơn tính, lóc, trê, mè hoa, mè trắng, trôi, trắm, chép và các loại thuỷ đặc sản như: cá lăng nha, cá chình, bống tượng, ba ba, lươn, ếch và đặc biệt là phát triển và xây dựng thương hiệu tôm càng xanh khu vực ven sông Vàm Cỏ...

Nguồn nước từ thủy lợi Tây Ninh rất dồi dào, dư địa phát triển thủy sản còn rất lớn. Ảnh: Trần Trung.

Nguồn nước từ thủy lợi Tây Ninh rất dồi dào, dư địa phát triển thủy sản còn rất lớn. Ảnh: Trần Trung.

Đồng thời, ngành nông nghiệp tổ chức lại hoạt động khai thác nội địa hợp lý, từng bước chuyển đổi, cơ cấu lại các nghề khai thác thuỷ sản ở các khu vực hợp lý, hiệu quả, gắn phát triển sinh kế cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái. Ngoài ra, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ cấm như ghe cào, ghe nhủi, dớn xanh mắt nhỏ... để khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt.

“Để nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương cần định hướng rõ quy mô phát triển cũng như định hướng các đối tượng nuôi đạt giá trị, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, nguồn nước; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng những mô hình nuôi trồng có hiệu quả. Xây dựng mô hình sản xuất lớn, liên kết chuỗi giá trị. Cùng với các giải pháp về kỹ thuật, người nuôi cần chú trọng đến vấn đề thị trường tiêu thụ. Trong đó, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất; xây dựng thương hiệu, vùng nuôi sạch và quảng bá tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh”, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm