| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát tốt dịch bệnh, người chăn nuôi lãi lớn

Thứ Hai 11/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Thanh Hóa Nhiều trang trại áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm quy trình tiêm vacxin, vệ sinh chuồng trại, giúp vật nuôi an toàn trước dịch bệnh.

Nhiều hộ dân tại tỉnh Thanh Hóa có thu nhập cao nhờ chăn nuôi an toàn sinh họ. Ảnh: QT.

Nhiều hộ dân tại tỉnh Thanh Hóa có thu nhập cao nhờ chăn nuôi an toàn sinh họ. Ảnh: QT.

Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Trịnh Văn Tuyên, khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) hiện có khoảng 200 lợn nái, mỗi năm xuất chuồng hàng nghìn lợn giống. Để đạt hiệu quả chăn nuôi bền vững, từ nhiều năm nay, gia đình anh đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

“Hiện nay, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân còn nhiều, chuồng trại tạm bợ nên dễ phát sinh dịch bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tôi chủ động thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi, kiểm soát chặt chẽ người ra vào trang trại. Bên cạnh đó, chuồng trại phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, phun thuốc sát trùng, khử khuẩn xung quanh khu chăn nuôi theo định kỳ”, anh Tuyên chia sẻ. 

Cũng theo anh Tuyê, hiện thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc rõ ràng có thể chứa các yếu tố chống dinh dưỡng và độc tố có hại cho sức khỏe vật nuôi. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, anh Tuyên chọn đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi uy tín, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Nhờ đó, trong nhiều năm gần đây, trang trại của gia đình anh Tuyên luôn an toàn trước dịch bệnh. Nhờ áp dụng chặt chẽ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, mỗi năm anh trại lợn của anh Tuyên mang lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng.

Trang trại lợn rừng của anh Ngô Đình Tuấn, xã Xuân Giang (huyện Thọ Xuân) được vận hành khép kín từ thức ăn chăn nuôi cho đến việc sử dụng con giống. Lợn rừng ở trang trại được cho ăn thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp, như rau các loại, chuối, hoa quả, đảm bảo an toàn dịch bệnh và sức khỏe vật nuôi.

“Hiện trang trại đáp ứng 90% nguồn thức ăn tự sản xuất, còn lại là nguồn cám bắp, cám gạo mua bên ngoài. Bên cạnh đó, việc chủ động nguồn thức ăn giúp phòng ngừa tiêu chảy cho lợn và các bệnh đường ruột khác. Ngoài ra, thay vì tốn chi phí vì phải sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho lợn, tôi ưu tiên công tác phòng bệnh cho lợn bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ...”, anh Tuấn chia sẻ.

Hiện nay, hiện nay, mô hình nuôi lợn rừng theo hướng hữu cơ của anh Tuấn xuất bán ra thị trường hàng trăm lợn giống và lợn thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, anh Tuấn thu lãi khoảng 300 triệu đồng. 

Mô hình nuôi lợn rừng theo hướng hữu cơ của anh Tuấn cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: QT.

Mô hình nuôi lợn rừng theo hướng hữu cơ của anh Tuấn cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: QT.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, hiện tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,3 triệu con, được nuôi theo hình thức tập trung ở các trang trại và nuôi phân tán ở các hộ dân. Các trang trại chăn nuôi tập trung đều áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh chuồng trại, kiểm soát người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi, quản lý chặt chẽ con giống, thức ăn, nguồn nước và tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của ngành thú y. 

Ngoài ra, để tiếp tục nhân rộng mô hình này, các sở, ban, ngành có liên quan đang tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả của việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đồng thời, tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho người sản xuất.

Xem thêm
Hơn 1.000 hộ dân được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nhờ sáng kiến 'Chăn Hênh'

SƠN LA Qua 3 năm triển khai tại huyện Mai Sơn, trên 1.000 hộ dân được tập huấn về các kỹ thuật trong chăn nuôi, hỗ trợ liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sâm Báo - báu vật xứ Thanh

THANH HÓA Sâm Báo được ví như báu vật xứ Thanh bởi giá trị dinh dưỡng ngang sâm Hàn Quốc, giá trị kinh tế luôn cao ngất ngưởng, trên dưới 2 tỷ đồng/ha/năm.

Giống sắn xua tan nỗi ám ảnh bệnh khảm lá

Giống sắn HN1 cho năng suất củ tươi đạt trên 34 tấn/ha, hàm lượng tinh bột tối thiểu 25%, đặc biệt giống sắn này có khả năng kháng bệnh khảm lá vượt trội.