| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi

Thứ Sáu 10/04/2020 , 07:55 (GMT+7)

Hạn hán và xâm nhập mặn đang ở giai đoạn đỉnh điểm, rất gay gắt, làm bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi.

Chỉ hơn 10 ngày, Kiên Giang đã phát hiện thêm 79 ổ dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại hàng trăm ha. Ảnh: Trung Chánh.

Chỉ hơn 10 ngày, Kiên Giang đã phát hiện thêm 79 ổ dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại hàng trăm ha. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang cho biết, từ ngày 19-31/3, đơn vị đã phát hiện thêm 79 ổ dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại được ghi nhận là 184,5 ha. Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 166 dịch bệnh tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại 380 ha. Trong đó, đốm trắng là 287 ha, hoại tử gan tụy cấp tính 25 ha, sốc môi trường 67 ha.

Một ao tôm trơ đáy do dịch bệnh, người dân xả nước để phơi xử lý. Ảnh: Trung Chánh.

Một ao tôm trơ đáy do dịch bệnh, người dân xả nước để phơi xử lý. Ảnh: Trung Chánh.

Hầu hết các huyện, thành phố có nuôi tôm đều xảy ra dịch bệnh, gồm: An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận và Hà Tiên.

Ngoài ra, theo ghi nhận từ Phòng NN-PTNT các huyện, có 670 ha tôm nuôi bị thiệt hại do yếu tố môi trường bất lợi, 76 ha bị thiệt hại nghi do bệnh đốm trắng, 12 ha thiệt hại nghi do bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại huyện Vĩnh Thuận và Kiên Lương.

Hiện nay, hạn hán và xâm nhập mặn đang ở giai đoạn đỉnh điểm, rất gay gắt, khả năng kéo dài. Cùng với việc một số vùng nuôi đã bắt đầu xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều hoặc tối, làm biến động đột ngột các yếu tố môi trường trong ao nuôi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển nên nguy cơ xảy ra thiệt hại do biến động bất lợi của các yếu tố môi trường và dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Rất nhiều chim, cò tìm về kiếm ăn khi người dân xử lý vuông nôi tôm bị dịch bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Rất nhiều chim, cò tìm về kiếm ăn khi người dân xử lý vuông nôi tôm bị dịch bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Do đó, người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường, để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp nhằm hạn chế thiệt hại. Gia cố bờ bao, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu nước ra ngoài. Cần phải bố trí ao chứa, ao lắng để dự trữ nước nhằm chủ động trong việc thay nước bổ sung vào ao nuôi khi cần thiết.

Người dân được khuyến cáo nên giữ mực nước trong ao nuôi ở mức cao để hạn chế những tác động bất lợi do nắng nóng gay gắt. Ảnh: Trung Chánh.

Người dân được khuyến cáo nên giữ mực nước trong ao nuôi ở mức cao để hạn chế những tác động bất lợi do nắng nóng gay gắt. Ảnh: Trung Chánh.

Duy trì mực nước trong ao thích hợp với từng hình thức nuôi để hạn chế sự biến động đột ngột của các yếu tố môi trường, gây sốc cho tôm nuôi. Đối với ao nuôi thâm canh, bán phân canh phải duy trì nước trong ao tối thiểu từ 1,3 - 1,5 m, nuôi tôm – lúa, quảng canh cải tiến cần thiết phải duy trrì mực nước cao tối thiểu là 0,5 m tính từ mặt ruộng.

Xem thêm
Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất