| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Cánh đồng lớn tăng lợi nhuận hàng chục tỷ đồng

Thứ Ba 20/10/2020 , 16:12 (GMT+7)

Từ năm 2016 đến nay, Kiên Giang đã thực hiện gần 120 ngàn ha cánh đồng lớn, giúp giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận tăng thêm cho nhà nông hàng chục tỷ đồng.

Ứng dụng cơ giới hóa trong gieo cấy trong dự án 'Cánh đồng lớn' đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020, tại tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Ứng dụng cơ giới hóa trong gieo cấy trong dự án “Cánh đồng lớn” đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020, tại tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Sáng 20/10, tại TP Rạch Giá, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Cánh đồng lớn” đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020. Tham dự có lãnh đạo ngành nông nghiệp, hợp tác xã thực hiện cánh đồng lớn và các doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu vào, hợp đồng bao tiêu lúa nguyên liệu.

Báo cáo tại hội thảo, ThS Thị Tú Linh, Trưởng phòng Khuyến nông (Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang) cho biết, từ vụ hè thu 2016-2020, trên địa bàn tỉnh có các đơn vị tham gia triển khai cánh đồng lớn, gồm: Trung tâm Khuyến nông, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Hợp tác xã nông nghiệp và các công ty, doanh nghiệp, với tổng diện tích gần 119.500 ha. Trong đó, riêng Trung tâm Khuyến nông thực hiện được trên 17 ngàn ha.

Từ vụ hè thu 2016-2020, tỉnh Kiên Giang đã triển khai cánh đồng lớn, với tổng diện tích gần 119.500 ha, trong đó, riêng Trung tâm Khuyến nông thực hiện được trên 17 ngàn ha. Ảnh: Trung Chánh.

Từ vụ hè thu 2016-2020, tỉnh Kiên Giang đã triển khai cánh đồng lớn, với tổng diện tích gần 119.500 ha, trong đó, riêng Trung tâm Khuyến nông thực hiện được trên 17 ngàn ha. Ảnh: Trung Chánh.

Địa bàn triển khai cánh đồng lớn tại các huyện trọng điểm về sản xuất lúa của tỉnh, quy mô sản xuất tối thiểu 50 ha, sử dụng cùng một giống, quy trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu xuất khẩu, xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo. Tham gia dự án, nông dân được hỗ trợ mua lúa giống cấp xác nhận (4.500 đồng/kg), tối đa 5 ha/hộ, với lượng gieo sạ từ 80-120 kg/ha. Hỗ trợ vật nông nghiệp 900 ngàn đồng/ha.

Cánh đồng lớn đã mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành, tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nhà nông hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Cánh đồng lớn đã mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành, tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nhà nông hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân được tập huấn và áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”, khuyến khích sử dụng sản phẩm hữu cơ, vi sinh, giảm lượng phân bón hóa học từ 15-20% so với phương pháp canh tác truyền thống, nhất là giảm phân đạm. Áp dụng IPM trong quản lý dịch hại, giảm số lần phun thuốc BVTV từ 2-3 lần/vụ.

Trong quá trình thực, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã hiện cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả từ năm 2018 đến nay, đã cấp chứng nhận VietGAP cho 1.115 ha, được các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá tốt.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp và tổ chức nông dân đã ký kết chương trình hợp tác, phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới, gắn với trách nhiệm và chia sẻ lợi ích hợp lý hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp và tổ chức nông dân đã ký kết chương trình hợp tác, phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới, gắn với trách nhiệm và chia sẻ lợi ích hợp lý hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá, tham gia cánh đồng lớn, nông dân đã ứng dụng tốt tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, gieo sạ tập trung, đồng loạt theo lịch thời vụ khuyến cáo. Kết quả năng suất trung bình đạt 6,5 tấn/ha (vụ Hè Thu) và 7,2 tấn/ha (vụ Đông Xuân), cao hơn sản xuất truyền thống khoảng 300 kg/ha, tăng lợi nhuận từ 3-3,7 triệu đồng/ha. Dự án đã tạo ra mối liên kết 4 nhà, liên kết tiêu thụ ổn định đầu ra và hình thành chuỗi giá trị lúa gạo bền vững.

Cánh đồng lớn đã mang lại hiệu quả nhiều mặt, cả về môi trường, kinh tế và xã hội. Về hiệu quả kinh tế, nhờ giảm chi phí đầu tư, áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật, hạ giá thành, tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nhà nông hàng chục tỷ đồng.

Các đơn vị bắt tay hợp tác phát triển cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian tới, với trách nhiệm và chia sẻ lợi ích hợp lý hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Các đơn vị bắt tay hợp tác phát triển cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian tới, với trách nhiệm và chia sẻ lợi ích hợp lý hơn. Ảnh: Trung Chánh.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho rằng, dự án cánh đồng lớn của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng cơ giới hóa, tạo ra sản phẩm đồng lớn, có chất lượng, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Đặc biệt là đã từng bước hình thành chuỗi giá trị lúa gạo. Tuy nhiên, tổng diện tích mới đạt khoảng 120 ngàn ha, trong đó khuyến nông thực hiện được 17 ngàn ha. So với diện tích của tỉnh còn khá khiêm tốn. Việc giảm giống chưa nhiều, nông dân ghi chép nhật ký sản xuất còn hạn chế, vẫn còn nhiều cánh đồng chưa có doanh nghiệp bao tiêu…

Theo ông Nhựt, xây dựng cánh đồng lớn phải gắn với kinh tế tập thể, thúc đẩy phát triển hợp tác xã. Có như vậy thì khi dự án kết thúc thì vẫn có thể duy trì mô hình. Giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ duy trì cánh đồng lớn khoảng 2 ngàn ha. Ngoài ra, còn có các chương trình khác như nông thôn mới, các chương trình lồng ghép…, đảm bảo duy trì cánh đồng lớn toàn tỉnh đạt từ 2-3 ngàn ha mỗi vụ.

Khi làm cánh đồng lớn, cần ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, nhất là máy gieo cấy, máy bay phun thuốc BVTV, sử dụng thiết bị thông minh trong điều tiết nước, bơm tưới tự động hoặc  điều khiển từ xa. Tập trung xây dựng thương hiệu gạo, gắn với liên kết chuỗi giá bền vững.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp và tổ chức nông dân đã ký kết chương trình hợp tác, phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới, gắn với trách nhiệm và chia sẻ lợi ích hợp lý hơn.

Cụ thể, tổng diện tích cánh đồng lớn Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang thực hiện trong vụ hè thu là hơn 8.400 ha, chi phí bình quân giảm 1,6 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm hơn 3 triệu đồng/ha, sản xuất ra trên 54 ngàn tấn lúa chất lượng cao, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 25,5 tỷ đồng. Tương tự, vụ đông xuân thực hiện gần 8.850 ha, giảm chi phí 1,8 triệu đồng/ha, tăng lợi nhuận 3,7 triệu đồng/ha, sản xuất ra trên 63 ngàn tấn lúa chất lượng cao, góp phần tăng lợi nhuận gần 33 tỷ đồng.

  • Tags:
Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.