| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Nhiều mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội

Thứ Sáu 27/12/2019 , 14:21 (GMT+7)

Giai đoạn 2016-2019, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang thực hiện nhiều chương trình, dự án trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo Sở NN-PTNT, các địa phương trong tỉnh và cán bộ khuyến nông cơ sở.

Sáng 27/12, tại TP Rạch Giá, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội nghị đánh giá các mô hình khuyến nông giai đoạn 2016-2019, tổng kết công tác khuyến nông năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, với sự tham dự của lãnh đạo Sở NN-PTNT, các địa phương trong tỉnh và cán bộ khuyến nông cơ sở.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, giai đoạn 2016-2019, đơn vị đã thực hiện các chương trình, dự án trên cây lúa được hơn 26 ngàn ha, gần 2 ngàn ha tôm – lúa, cá – lúa, 500 ha cây ăn trái, hơn 700 điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, 500 điểm cơ giới hóa và bảo vẹ môi trường…

Các chương trình, dự án khuyến nông thực hiện trên cây lúa được hơn 26 ngan ha, hơn 500 điểm cơ giới hóa, bảo vệ môi trường.

“Các mô hình trên phù hợp với chủ trương, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và phát triển bền vững. Có nhiều mô hình đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế, sâu sắc về mặt xã hội. Đặc biệt là việc sản xuất gắn với tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP… giúp quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng nông sản”, ông Hiển đánh giá.

Hệ thống canh tác tôm – lúa có tính thân thiện môi trường cao hơn chuyên canh, bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Điển hình như các mô hình khuyến nông cho từng vùng sinh thái. Đối với vùng Tây sông Hậu, cây lúa là đối tượng nông nghiệp chủ lực, đã xây dựng mô hình cánh đồng lớn, canh tác lúa tiên tiến, luân canh rau màu trên đất lúa, nuôi thủy sản nước ngọt. Vùng Tứ giác Long Xuyên, mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ công nghiệp 2 giai đoạn trong ao lót bạt, tăng năng suất và số vụ nuôi/năm, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ công nghiệp 2 giai đoạn trong ao lót bạt, tăng năng suất và số vụ nuôi/năm, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm.

Vùng U Minh Thượng, mô hình nuôi tôm, cua, cá kết hợp với trồng lúa hữu cơ. Hệ thống canh tác tôm – lúa có tính thân thiện môi trường cao hơn chuyên canh, bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Mô hình nuôi vịt biển thương phẩm, có thể kết hợp tốt trong mô hình vịt - cá. Vùng biển đảo, theo định hướng đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 3.000 lồng nuôi, sản lượng 3.200 tấn, đối tượng khuyến cáo nuôi lồng bè trên biển là cá mú, cá bóp, ở các vùng bãi bồi phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể.

Vùng biển đảo, theo định hướng đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 3.000 lồng nuôi, sản lượng 3.200 tấn.

“Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thời gian tới đơn vị sẽ kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới công tác khuyến nông, để nâng cao năng lực của cán bộ, mạng lưới khuyến nông. Thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông, tăng cường mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông nhà nước với các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nước, các doanh nghiệp nhằm huy động và sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho khuyến nông.

Phát triển dịch vụ khuyến nông có thu, phối hợp với các Viện, trường, ngành nông nghiệp để đào tạo lực lượng cán bộ khuyến nông, tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để chuyên giao cho bà con nông dân.

Thực hiện tốt việc nhân rộng các mô hình, chương trình hiệu quả”, ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang nêu các giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2020.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất