| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Kiến nghị chuyển NM Nhiệt điện Kiên Lương

Thứ Hai 23/03/2015 , 09:37 (GMT+7)

Mục đích để vận hành nhà máy bằng khí thay cho than, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Về lâu dài sẽ hình thành cụm công nghiệp khí - điện - đạm tại đây.

Ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, tỉnh đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, chấp thuận chủ trương cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng đường ống dẫn khí lô B từ biển Tây vào đất liền Kiên Giang (theo phương án 1 của Tập đoàn này) tại khu vực Thứ Bảy (huyện An Biên) sau đó chuyển tiếp về phục vụ nhà máy nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ).

Đồng thời cho chuyển giai đoạn 2 nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương (giai đoạn 1 do Tập đoàn Tân Tạo triển khai thực hiện nhưng mới xong phần san lấp mặt bằng và bị đình trệ nhiều năm nay) về khu vực Thứ Bảy để chạy bằng khí thay cho than, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Về lâu dài sẽ hình thành cụm công nghiệp khí - điện - đạm tại đây.

Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị cho chuyển đổi công năng Cảng biển quốc tế An Thới (Phú Quốc) từ cảng hành khách thành cảng tổng hợp (hành khách, hàng hóa, kho ngoại quan và dịch vụ dầu khí) nhằm tăng hiệu quả khai thác.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.