| Hotline: 0983.970.780

Kiên Lương tiến lên huyện nông thôn mới với mức thu nhập cao

Thứ Năm 27/04/2023 , 15:23 (GMT+7)

Kiên Giang Kiên Lương đang phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới với mức thu nhập cao dẫn đầu khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang, đạt gần 80 triệu đồng/người/năm.

Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao

Huyện Kiên Lương nằm trên trục đường hành lang ven biển phía Nam và nằm giữa tam giác phát triển của tỉnh Kiên Giang là Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc. Huyện có diện tích tự nhiên 47.333 ha, với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 xã đảo là Sơn Hải và Hòn Nghệ, địa hình đa dạng, từ biển đảo đến đồng bằng và đồi núi.

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho huyện Kiên Lương có lợi thế nổi bật về phát triển công nghiệp, kinh tế biển, nông nghiệp, nhất là về nuôi trồng thủy sản, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho huyện Kiên Lương có lợi thế nổi bật về phát triển công nghiệp, kinh tế biển, nông nghiệp, nhất là về nuôi trồng thủy sản, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Thanh Hưởng, Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương cho biết, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho huyện có lợi thế nổi bật về phát triển công nghiệp, kinh tế biển, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp huyện tiến lên nông thôn mới với kinh tế phát triển tốc độ tăng trưởng cao, quy mô lớn, làm động lực cho phát triển kinh tế chung của tỉnh. Những năm qua, kinh tế của huyện phát triển khá ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu bình quân đạt gần 10%/năm, quy mô tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước được 18.701 tỷ đồng.

Hiện nay, huyện Kiên Lương có mức thu nhập thuộc nhóm dẫn đầu của tỉnh Kiên Giang, với mức bình quân toàn huyện đạt gần 80 triệu đồng/người/năm. Trong đó, thu nhập bình quân đầu ở khu vực nông thôn năm 2022 là hơn 65,8 triệu đồng/người/năm. Cao nhất là xã Dương Hòa, đạt mức 74 triệu đồng/người/năm.

Trong xây dựng nông thôn mới, huyện Kiên Lương xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, đời sống được cải thiện, mức sống ngày càng được nâng lên.

Đến nay, toàn huyện có 22 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, với 631 thành viên, tổng diện tích sản xuất 2.660 ha. Hoạt động hợp tác xã với các dịch vụ bơm tưới, cày xới, thu hoạch, gieo sạ lúa, phun xịt, liên kết bao tiêu sản phẩm...

Từ đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng đồng bộ hơn vào sản xuất, giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận so với hộ cá thể bên ngoài. Năm 2022, có 3 hợp tác xã và 16 tổ hợp tác tham gia chương trình xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, tổng diện tích đạt 2.280 ha.

Đồng thời, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn các xã để thực hiện truy xuất nguồn gốc, thương mại sản phẩm. Đến nay, huyện có 4 sản phẩm được UBND tỉnh chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Huyện còn có 3 nghề truyền thống được công nhận với các ngành nghề chế biến mắm ruốc, đường thốt nốt và tôm khô.

Huyện Kiên Lương có 2 xã đảo với 54 hòn đảo lớn nhỏ và hơn 54 km bờ biển - điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là nuôi cá lồng bè trên biển. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện Kiên Lương có 2 xã đảo với 54 hòn đảo lớn nhỏ và hơn 54 km bờ biển - điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là nuôi cá lồng bè trên biển. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện có Tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả với 7/7 xã có Tổ khuyến nông xã do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng nhân rộng mô hình sản xuất.

Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

Không chỉ chú trọng sản xuất, tăng thu nhập mà huyện Kiên Lương rất chú trọng đến công tác môi trường, để nông thôn trở thành nơi đáng sống. Quá trình xây dựng nông thôn mới, các hội, đoàn thể đã vận động người dân trên địa bàn các xã thực hiện tốt phong trào "5 không, 3 sạch", như sử nước hợp vệ sinh, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất.

Huyện Kiên Lương với diện tích đất trồng lúa 2 vụ 23.000 ha, lượng rơm rạ phát sinh hằng năm khoảng 208.058 tấn, đang được thu gom, tận dụng để trồng nấm, làm phân hữu cơ, phủ luống trồng cây, làm thức ăn cho gia súc... góp phần bảo vệ tốt môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện Kiên Lương với diện tích đất trồng lúa 2 vụ 23.000 ha, lượng rơm rạ phát sinh hằng năm khoảng 208.058 tấn, đang được thu gom, tận dụng để trồng nấm, làm phân hữu cơ, phủ luống trồng cây, làm thức ăn cho gia súc... góp phần bảo vệ tốt môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Đối với phụ phẩm nông nghiệp được người dân sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm rơm, trồng khoai môn và làm phân bón cây trồng, một số khác người dân bán cho thương lái vận chuyển đi tỉnh khác... không xuất hiện tình trạng đốt đồng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có mô hình tái chế rác thải hữu cơ (Hợp tác xã Nông nghiệp Tiến Phương), thu mua phụ phẩm nông nghiệp từ hoạt động trồng trọt, chủ yếu là rơm rạ phát sinh từ hoạt động trồng lúa để ủ thành phân vun gốc cho môn. Huyện Kiên Lương với diện tích đất trồng lúa 2 vụ 23.000 ha, lượng rơm rạ phát sinh hàng năm khoảng 208.058 tấn/năm. Trong đó, lượng phụ phẩm được tận dụng phủ luống cho cây trồng, bán cho thương lái đem đi nơi khác để trồng nấm khoảng 93.626 tấn/năm. Tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi cho chăn nuôi trâu, bò, dê... và tạo chuỗi thức ăn cho thủy sản bằng cày vùi khoảng 22.886 tấn/năm.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Kiên Lương luôn có ý thức bảo vệ tốt môi trường, phát triển sản xuất bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Kiên Lương luôn có ý thức bảo vệ tốt môi trường, phát triển sản xuất bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Lượng rác thải hữu cơ phát sinh từ sinh hoạt và phế phẩm từ hoa màu, trái cây cùng các phế phẩm nông nghiệp khác được các hộ gia đình thực hiện ủ phân bằng chế phẩm sinh học IMO bản địa. Phân hữu cơ từ quá trình ủ được tận dụng để làm phân bón cho hoa màu, cây cảnh góp phần xử lý tốt rác thải sinh hoạt tại địa phương và cải thiện nguồn thu cho hộ gia đình.

Trong giai đoạn 2011-2022, huyện Kiên Lương đã vận dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp. Đặc biệt là nguồn huy động nhân dân đóng góp, với tổng kinh phí đã thực hiện hơn 1.289 tỷ đồng, để bố trí theo hướng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Đưa sản phẩm OCOP tiếp cận gần hơn thị trường quốc tế

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu là cơ hội để các chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước.