| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị nhiều quy định cụ thể, linh hoạt về bầu cử

Thứ Năm 07/07/2011 , 08:51 (GMT+7)

Nhìn lại kỳ bầu cử vừa qua, sở nội vụ nhiều địa phương đề nghị nên có quy định cụ thể, linh hoạt hơn để thuận tiện cho việc thực hiện.

Tại hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 do Bộ Nội vụ tổ chức tại Hà Nội ngày 6/7, nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định cụ thể về các vi phạm pháp luật phải hủy bỏ kết quả bầu cử, phải tổ chức bầu cử lại, bầu thêm, bầu bổ sung.

Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ một số địa phương như Nam Định, Đắk Lắk, Đà Nẵng... cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết xem xét quy định cho phép điều chuyển người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong một số trường hợp bất khả kháng. ... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện của các cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

Quy định về thời điểm kết thúc việc bỏ phiếu sớm hơn cũng được đề cập đến. Cụ thể, việc bỏ phiếu bình thường có thể bắt đầu từ 6 giờ sáng, kết thúc vào 17 giờ chiều, trường hợp đặc biệt không quá 21 giờ [so với thời gian quy định theo luật là việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối cùng ngày-PV] để tạo điều kiện cho tổ bầu cử tiến hành sớm việc kiểm phiếu; quy định cụ thể và phù hợp việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ bầu cử, ban bầu cử ở các đơn vị bầu cử chỉ có 1 khu vực bỏ phiếu.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng nên tăng thêm quỹ thời gian chuẩn bị cho bầu cử.

Cụ thể, thời gian ấn định và công bố ngày bầu cử nên quy định trước 120 ngày, tăng thời gian giữa các hội nghị hiệp thương, quy định hợp lý thời gian tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Quy trình ba bước hiệp thương cũng cần xác định rõ hơn căn cứ, điều kiện, tiêu chuẩn và phương pháp tiến hành đối với việc lập danh sách chính thức những người ứng cử.

Riêng đối với bầu cử đại biểu Quốc hội, các đại biểu đề xuất ý kiến với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo sớm dự kiến phân bổ, số lượng, thành phần và cơ cấu đoàn đại biểu Quốc hội, danh sách đại biểu Trung ương giới thiệu về địa phương ứng cử nhằm tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện được thuận lợi, đúng luật định, qua đó đảm bảo chất lượng người giới thiệu và kịp thời bố trí, sắp xếp về các đơn vị bầu cử ở địa phương.

Đồng quan điểm trên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai Lê Quang Tuyến cho biết, địa phương thực sự bắt tay vào đợt cao điểm chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 từ 100 ngày trước ngày bầu cử.

"Thời gian gấp gáp, trong khi đó tỉnh phải tiến hành thành lập ủy ban bầu cử, nắm số lượng cử tri trên địa bàn, thực hiện 3 bước hiệp thương, chuẩn bị địa điểm bỏ phiếu, thành lập tổ bầu cử rồi chuẩn bị con dấu, hòm phiếu... nếu không nắm vững các bước tiến hành thì khó có thể hoàn thành các phần việc theo đúng quy định của pháp luật," ông Tuyến nói.

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Nội vụ, cử trị cả nước đã bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 302.648 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Không có tỉnh, thành phố nào phải tiến hành bầu cử lại. Có 1 khu vực bỏ phiếu cấp huyện và 1 khu vực bỏ phiếu cấp xã phải tiến hành bầu lại do không đủ 50% cử tri đi bầu. Có 15 khu vực bỏ phiếu của 6 tỉnh, thành phố phải hủy kết quả bầu cử do vi phạm luật phải tiến hành bầu lại.

Nhân dịp này, Bộ Nội vụ đã tặng bằng khen cho nhiều tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.