| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị "sốc": Tăng giá điện lên 1.500 đồng/kWh

Thứ Năm 12/08/2010 , 09:49 (GMT+7)

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có kiến nghị gửi Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam, trong đó nội dung chính là tăng giá điện sinh hoạt lên 1.500 đồng/kWh.

Hạ tầng ngành điện yếu kém, đòi hỏi nguồn đầu tư lớn là nguyên nhân dẫn đến đề xuất tăng giá bán điện.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có kiến nghị gửi Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam, trong đó nội dung chính là tăng giá điện sinh hoạt lên 1.500 đồng/kWh.

Theo VEA, ngành năng lượng là kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền KTXH, có công nghệ phức tạp, mang tính đặc thù rất cao, đặc biệt đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn. Do đó, việc thu xếp nguồn vốn đầu tư cho phát triển năng lượng được xem là nhiệm vụ trọng tâm và phải giải quyết trước tiên. Trong bản kiến nghị gửi Ban Bí thư và Thủ tướng, VEA phân tích về việc thiếu vốn của các dự án điện một cách rõ nét. Vì vậy để đẩy nhanh các dự án điện chỉ còn cách...tăng giá bán.

Trong bản đề xuất xin tăng giá điện, VEA cũng kiến nghị thành lập một TCty quản lý giá điện cho hộ nghèo và giá điện phục vụ công ích xã hội trực thuộc EVN.

Trong phương án giá điện bậc thang đang được áp dụng, VEA cho rằng không hợp lý. Theo ông Ngãi thì với phương án mới mà VEA đang kiến nghị được chia làm 2 phần. Thứ nhất là mức giá điện có hỗ trợ của Nhà nước đối với 50 kWh đầu tiên chỉ nên áp dụng cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cán bộ hưu trí, CBCNV hưởng lương không có thu nhập khác và HSSV.

Theo phân tích của VEA, sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn, bảng giá điện bậc thang đã bộc lộ những bất cập, bởi 50 kWh đầu tiên không chỉ người nghèo, các hộ chính sách được hưởng mà cả người có thu nhập cao, kể cả người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng hưởng lợi từ cơ chế giá này, gây lãng phí trong sử dụng điện. Như vậy, đối với các hộ sử dụng điện có mức sống trung bình trở lên, cần áp dụng giá bán điện theo thị trường với mức giá từ 7-8 cent/kWh (tương đương khoảng 1.500đồng).

Ông Ngãi cho biết, trước khi đưa ra phương án này, VEA đã tổng hợp, cân nhắc tất cả các ý kiến và xem xét bối cảnh chung của đất nước. “Chúng tôi cho rằng, phương án đưa ra là phù hợp với lộ trình phát triển năng lượng, không gây sốc cho nền kinh tế; vừa đảm bảo lợi ích cho các hộ nghèo, gia đình chính sách". Tuy nhiên, xin nhắc lại rằng, việc đề xuất tăng giá điện mới chỉ là phương án của VEA. Còn nhớ, trước đó dù giá điện năm 2010 đã được Thủ tướng “chốt” là chỉ tăng 6,8% so với bình quân năm 2009 nhưng ngày 24/2, VEA vẫn gửi văn bản “xin” tăng giá điện cao hơn, lên mức 10,7%. Tuy nhiên, Thủ tướng đã không phê duyệt đề nghị này. 

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ:

Tăng giá, sợ không tăng chất lượng

“Năm qua, phải thừa nhận là ngành điện gây ra quá nhiều thất vọng. Tôi cho rằng, dù là giá điện của nước ta có thể được cho là thấp trong khu vực, nhưng chỉ vì bán điện giá thấp mà cắt điện liên tục như hiện nay, tính ra người dân phải bỏ ra quá nhiều tiền cho chất lượng dịch vụ không tương xứng. Tiền thiệt hại do cắt điện, tiền mua xăng dầu chạy máy nổ, máy phát khi mất điện…đôi khi còn lớn hơn tiền điện phải trả”. Theo TS Thành, có thể lập hẳn một Cty quản lý điện công ích cho Nhà nước, thay vì nửa vời như hiện nay.

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập:

Tăng giá điện chắc chắn làm lạm phát cao

Điều này có thể nói là đương nhiên. Theo tôi, nguyên nhân của việc chậm tiến độ các công trình điện, dẫn đến thiếu điện và cắt điện vô tội vạ như cách đây không lâu, thì chưa hẳn đã do giá điện thấp. Chúng ta hãy xem lại cơ chế thu hút đầu tư của các DN ngoài ngành vào xây dựng NM điện. Tôi luôn cho rằng, cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định tăng giá điện, vì nó quá nhạy cảm.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.