| Hotline: 0983.970.780

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu nối nghiệp cha làm lãnh đạo văn nghệ

Thứ Bảy 18/12/2021 , 14:48 (GMT+7)

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu – con trai của nhà thơ Bảo Định Giang, ở tuổi 66 được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu sinh năm 1955, là con trai của nhà thơ Bảo Định Giang (1919-2005). Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 1980. Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu có thể kể đến Kho bạc Nhà nước, Đài truyền hình TP.HCM, Nhà thiếu nhi Quận 2, Hoàng Ngọc Resort...

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Kiến trúc TP.HCM hai khóa liên tục gần đây, nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại Đại hội Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra ngày 18/12 tại Hội trường Thành ủy TP.HCM, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM, thay cho nhạc sĩ Trần Long Ẩn.

Kiến trúc cũng được mặc định là một ngành nghệ thuật. Thế nhưng, tại Việt Nam, kiến trúc sư vẫn hoạt động mang tính khoa học xây dựng nhiều hơn tính sáng tạo nghệ thuật. Một kiến trúc sư làm lãnh đạo văn nghệ thì cũng là điều bất ngờ thú vị.

Sự tín nhiệm của giới văn học nghệ thuật TP.HCM đối với kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu hoàn toàn có cơ sở đáng tin cậy từ truyền thống kế thừa tốt đẹp. Bởi lẽ, cha của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu là nhà thơ Bảo Định Giang cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM từ năm 1985 đến năm 1996.

Nhà thơ Bảo Định Giang không chỉ là một tên tuổi trong đội ngũ tri thức cách mạng, mà ông còn là tác giả của nhiều câu ca dao quen thuộc. Nhà thơ Bảo Định Giang có một cuốn sách có tên gọi "Ca dao Bảo Định Giang", trong đó có hai câu nổi tiếng: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu là con trai của nhà thơ Bảo Định Giang.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu là con trai của nhà thơ Bảo Định Giang.

Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM – Nguyễn Trường Lưu bày tỏ tấm lòng gắn bó của mình với đô thị nhộn nhịp nhất phương Nam: “Quê tôi ở Tiền Giang, nhưng tôi sinh ra ở Hà Nội. Sống khoảng mười năm ở Sài Gòn, tôi nói với gia đình nếu công việc ổn định tốt có thể tôi sẽ ra Hà Nội sống. Nhưng giờ đây, có gì đó khiến tôi không xa được Sài Gòn.

Tôi đã quen với nhịp sống Sài Gòn, thậm chí đi đâu xa không nghe tiếng ồn cũng cảm giác bị mất một cái gì đó. Rồi bạn bè cũng tạo cho mình cảm giác thân thuộc. Dù muốn dù không, nơi đây đã cho tôi có ngày hôm nay, nên tôi biết ơn Sài Gòn”.

Xem thêm
Hoa hậu Thùy Tiên sẽ sang châu Âu nhận bằng Thạc sĩ

Hoa hậu Thùy Tiên tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị nhà hàng - khách sạn của trường Đại học Quản trị du lịch - khách sạn Thụy Sĩ.

EURO 2024 áp dụng công nghệ mới trong hệ thống VAR

Việc chiếu lại hình ảnh để giúp trọng tài có quyết định chính xác hơn từ hệ thống VAR có thêm công nghệ mới tại EURO 2024.

Mục tiêu hoàn thành nửa chặng thi đấu của vận động viên đặc biệt

Là vận động viên bé tuổi nhất giải Quảng Trị Marathon 2024, mục tiêu mà Trần Nguyễn Khải Lâm và gia đình đặt ra cho em là hoàn thành nửa cự ly 5km.

Chiêm ngưỡng hàng ngàn thú cưng quý hiếm

TP.HCM Ngày 1/6, Lễ hội Cá cảnh - Thú cưng TP.HCM năm 2024 chính thức khai mạc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm