| Hotline: 0983.970.780

Kinh hoàng heo sữa lậu

Thứ Sáu 19/11/2010 , 10:27 (GMT+7)

Hôm qua 18/11, ngay khi thú y TPHCM tóm gọn chuyến xe chở heo sữa lậu lớn nhất từ trước đến nay (lên đến trên 1.200 con)...

* 20 "giang hồ" bao vây trạm kiểm dịch

Hôm qua 18/11, ngay khi thú y TPHCM tóm gọn chuyến xe chở heo sữa lậu lớn nhất từ trước đến nay (lên đến trên 1.200 con), chủ lô hàng đã kéo khoảng 20 giang hồ đất Bình Dương đến giải vây gây náo loạn.

Đây là vụ việc điển hình trong số hàng chục vụ bắt giữ những chuyến xe “bão táp” chở heo sữa “ma” từ miền Trung đổ vào TPHCM mấy tuần gần đây…

NHẮN TIN MUA CHUỘC, KÊU GIANG HỒ “XỬ”!

Khoảng 8h sáng ngày 18/11, chiếc xe tải nặng mang biển kiểm soát 92H-1960 chở chật ních heo sữa (còn sống), khi đến Trạm KD ĐVThủ Đức (TPHCM) bất ngờ tăng ga phóng vọt qua và chạy như ma đuổi về hướng ĐH Nông Lâm. Sau vài giây bất ngờ, tổ kiểm dịch động vật và 2 CSGT trực chiến trên đường nhảy lên xe lao theo truy bắt. Do chiếc xe tải chạy rất nhanh nên phải đến khu vực cầu vượt Linh Xuân, đoàn mới chặn đứng được chiếc xe “bão táp” này và di lý về trụ sở Trạm kiểm dịch.

Tại đây, ông Hoàng Ngọc Quý, tài xế chiếc xe tải đã trình ra 3 giấy kiểm dịch: 1 giấy do Chi cục Thú y Quảng Nam cấp cho 400 con và 2 giấy do Chi cục Thú y Quảng Ngãi cấp cho 230 con heo sống và 150 kg heo sữa thịt. Tuy nhiên khi kiểm tra thực tế, Trạm kiểm dịch phát hiện số lượng heo vận chuyển trên xe lên đến 1.169 con heo sữa sống và 64 con heo sữa đã cấp đông. Đặc biệt nghiêm trọng, hai bên hông xe và phía sau xe tải 92H-1960 không hề có niêm phong theo quy định (heo có thể thêm bớt thoải mái dọc đường).

Ngay lúc này, máy điện thoại của bà Đặng Thị Tuyết – Trưởng Trạm KDĐV Thủ Đức nhận được tin nhắn với đề nghị “lót tay” 2 triệu đồng để xe được thả về Bình Dương. Tuy nhiên, bà Tuyết và đoàn công tác đã cương quyết lập biên bản. Mua chuộc bất thành, đúng 10h cùng ngày, từ hai phía Quốc lộ 1A, hơn chục chiếc xe máy chở khoảng 20 tay “anh chị” mặt mày bặm trợn ào ào lao tới, vây kín Trạm gây áp lực, đe dọa đoàn kiểm tra gây náo loạn hòng giải thoát cho lô hàng.

Trong tình huống nguy hiểm, 2 CSGT đã phải lăm lăm hai khẩu súng đề phòng tình huống xấu, đồng thời tức tốc gọi điện báo cho Công an phường Linh Trung và lực lượng CSGT Rạch Chiếc đến giải nguy. Vài phút sau, một chiếc xe jeep chở kín công an và lực lượng dân quân ập đến, đồng thời xuất hiện thêm 2 cảnh sát giao thông đến ứng cứu và trấn áp các đối tượng này. Bất chấp lực lượng chức năng hùng hậu, 20 tay “anh chị” tản ra xung quanh ngay dưới chân cầu vượt bộ hành Khu du lịch Suối Tiên để chờ cơ hội ra tay.

HEO SỮA “MA”: TOÀN Ở QUẢNG NGÃI

Trưởng trạm KDĐV Thủ Đức Đặng Thị Tuyết khẳng định, từ đầu năm đến nay, riêng Trạm Thủ Đức đã xử lý tới 160 vụ vi phạm, đặc biệt mấy tuần gần đây liên tiếp phát hiện những chuyến chở heo sữa lậu với số lượng rất lớn toàn đến từ Quảng Ngãi.

Gần đây nhất là vụ ông Võ Tấn Thịnh quản lý xe 92K-8709 vận chuyển lô hàng heo sữa theo giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y Quảng Ngãi cho 8 thùng heo sữa cấp đông (khoảng 150 con). Tuy nhiên, thực tế kiểm tra đã phát hiện 4 thùng heo sữa (khoảng 75 con) không có dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt. Thực tế số heo này chưa hề được kiểm dịch và có thể chứa nhiều nguồn bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Hầu hết các vụ bắt giữ và xử phạt xe vi phạm đều không đủ sức răn đe vì theo quy định, CSGT chỉ được phép phạt chủ xe 4 triệu đồng nếu vi phạm chở động vật quý hiếm, nhưng do heo là mặt hàng bình thường nên mức xử phạt chỉ dừng ở con số vài trăm nghìn đồng cho một lần vi phạm.
Tương tự, Trạm KDĐV Thủ Đức cũng vừa bắt giữ chiếc xe khách biển kiểm soát 92K-7009 đang vận chuyển 33 thùng xốp chứa khoảng 600 con heo sữa. Chủ hàng cũng chỉ đưa ra được 2 giấy kiểm dịch do Chi cục Thú y Quảng Ngãi cấp cho 11 thùng hàng, còn lại hầu hết là heo “ma” không có dấu kiểm soát giết mổ, không có giấy niêm phong thùng hàng, không có giấy kiểm dịch…

Điều đáng ngờ, rất nhiều giấy chứng nhận kiểm dịch do Chi cục Thú y Quảng Ngãi cấp cho các lô hàng heo sữa đã bị phát hiện ghi thông tin không đủ, không rõ ràng, tạo điều kiện cho chủ hàng có thể ghi thêm hoặc vận chuyển lô hàng không đúng địa chỉ. Đơn cử, tại giấy kiểm dịch số 00889/CN-KDSPĐVNT do Chi cục Thú y Quảng Ngãi cấp cho lô hàng 4 thùng heo sữa (200 kg) của bà Phan Thị Thương, cán bộ thú y đã bỏ qua hàng loạt các thông tin quan trọng để xác định nhân thân của chủ hàng, đặc biệt là bỏ trống số Chứng minh nhân dân. Ngoài ra, địa chỉ nơi đến của lô hàng cũng chỉ được ghi rất chung chung.

Bà Tuyết cũng khẳng định đã nhiều lần liên hệ với cơ quan thú y của Quảng Ngãi đề nghị phối hợp kiểm tra, giám sát thật tốt các lô hàng sản phẩm động vật vận chuyển về TPHCM. Tuy nhiên, tình hình heo lậu không giấy kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, trốn tránh trạm kiểm dịch vẫn diễn ra hết sức tinh vi và táo tợn. Thậm chí, theo ông Nguyễn Văn Hùng – Cán bộ Trạm kiểm dịch Động vật Thủ Đức, nhiều tay buôn lậu heo từ Quảng Ngãi vào TPHCM liên tục đòi “xử” anh em thú y, “thậm chí chúng còn dọa sẽ dàn dựng cho một chiếc xe container giả gây tai nạn để san bằng Trạm kiểm dịch của chúng tôi” – ông Hùng nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm