| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm của người nuôi thỏ Newzealand, lãi 12 triệu/tháng

Thứ Hai 14/01/2019 , 07:05 (GMT+7)

Anh Tư cho biết, anh chọn nghề nuôi giống thỏ Newzealand để khởi nghiệp bởi loại vật nuôi này có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng…

09-03-12_nh_duong_vn_tu_ben_dn_tho_cu_minh
Anh Tư chăm sóc thỏ

Với quy trình chăn nuôi khép kín, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương nhằm tiết kiệm chi phí để nuôi thỏ Newzealand, anh Dương Văn Tư (SN 1991 ) ở xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đi đầu trong phong trào khởi nghiệp, nhiều năm liền là tấm gương về lao động, sản xuất giỏi tại địa phương để mọi người học tập.

Nghề nuôi thỏ được anh Tư ấp ủ từ năm 2014. Thời gian đó, anh tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi và đặc biệt ấn tượng với mô hình nuôi thỏ Newzealand. Từ đó, anh đã tự tìm tòi kiến thức, kỹ thuật về loại vật nuôi này trên sách, báo và khăn gói ra tận Sơn Tây (Hà Nội) để tham quan, học hỏi kinh nghiệm những mô hình thành công ở đây suốt hơn một tháng trời. Sau đó, anh trở về quê hương lập nghiệp và bắt tay chuẩn bị xây dựng chuồng trại chăn nuôi thỏ.

Anh Tư cho biết, anh chọn nghề nuôi giống thỏ Newzealand để khởi nghiệp bởi loại vật nuôi này có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng… Với số vốn 250 triệu vay mượn từ anh em bạn bè và ngân hàng, anh bắt tay vào xây dựng 2 trang trại nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm trên diện tích 300 m2 đất của gia đình. Ban đầu, anh nuôi thử nghiệm 20 cặp thỏ bố mẹ, thấy có hiệu quả, anh tăng thêm 100 con; cho đến thời điểm này, đàn thỏ sinh sản của anh đã lên đến 200 con.

Anh Tư chia sẻ: Nuôi thỏ tuy khó vì luôn đòi hỏi cao về kĩ thuật thú y, khâu chọn giống… nhưng cũng rất dễ, chỉ cần làm chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, khử trùng kịp thời; còn nguồn thức ăn chủ yếu là lúa, gạo, cám, chuối, rau, cỏ thì luôn luôn có sẵn ở quê lúa Lệ Thủy, chỉ cần trộn thêm với một ít hỗn hợp bột thức ăn của lợn, gà, hoặc vịt, theo tỷ lệ nhất định tùy vào hình thức nuôi thỏ sinh sản hay nuôi thịt. Thỏ Newzealand là loài có tốc độ sinh sản nhanh, đều, mỗi thỏ mẹ 1 năm có thể sinh sản từ 7 - 8 lứa, mỗi lứa từ 6 - 9 con. Đối với thỏ thịt thương phẩm có thời gian sinh trưởng ngắn, thời điểm xuất chuồng chỉ từ 3 – 3,5 tháng tuổi…

Hiện tại, trung bình mỗi tháng anh Tư xuất bán được trên 1 tấn thỏ thịt với giá từ 85.000 - 90.000 đ/kg và cung cấp 200 con thỏ giống cho khách hàng trong, ngoài huyện với mức giá từ 145.000 - 150.000 đ/con, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng trên 12 triệu đồng. Lợi nhuận thu được hàng năm từ nuôi thỏ đạt trên 140 triệu đồng. Điều đáng quý là trang trại thỏ của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương trên 6 triệu đồng/tháng…

Không chỉ bằng nghị lực, nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ dám làm để vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình mình, anh Dương Văn Tư còn luôn nhiệt tình hướng dẫn các bạn trẻ có cùng sở thích phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, gia trại. Anh thực sự là tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.