| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế rừng, góc nhìn từ Ấn Độ

Chủ Nhật 19/03/2023 , 06:29 (GMT+7)

Trong kinh tế rừng, xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác giữa cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền sẽ đem lại nhiều lợi ích, đây là bài học từ Ấn Độ.

Hiện nay nhiều nơi đang đánh giá chưa đúng về tiềm năng, giá trị của kinh tế rừng.

Hiện nay nhiều nơi đang đánh giá chưa đúng về tiềm năng, giá trị của kinh tế rừng.

Đánh giá thấp giá trị kinh tế rừng

Bài liên quan

Theo tờ The Hindu Businessline (Ấn Độ), mức độ hiện diện của các sản phẩm đến từ rừng trong các đô thị của Ấn Độ đang bị đánh giá thấp. Nhiều người cho rằng, sản phẩm từ rừng chỉ là gỗ mà không biết nhiều thành phần tự nhiên trong hóa mỹ phẩm đều có nguồn gốc từ rừng.

Tại Ấn Độ, rất nhiều thành phần của các loại mỹ phẩm, dược phẩm hay thực phẩm có nguồn gốc từ rừng. Ngoài gỗ, còn có một ngành kinh tế rừng rộng lớn, tổng hòa từ các sản phẩm sinh ra trong những "lá phổi xanh" của chúng ta, The Hindu Businessline nhận định.

Tại Ấn Độ, rừng đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ sinh kế ở khu vực nông thôn. Ước tính có khoảng 200 triệu người Ấn Độ phụ thuộc vào rừng, họ kiếm sống từ những sản phẩm có giá trị của rừng. Đây sẽ là nguyên liệu đầu vào cho một loạt những ngành công nghiệp phía sau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, nước hoa, giấy...

Tuy nhiên, tiềm năng của kinh tế rừng của Ấn Độ chưa được các ngành công nghiệp đánh giá xứng tầm, đặc biệt là trong việc tạo ra của cải và việc làm cho khu vực nông thôn. Theo The Hindu Businessline, các nhà sản xuất dường như không có thông tin, số liệu về sản lượng và tỷ lệ phân phối theo mùa của các sản phẩm đầu vào để đánh giá.

Do đó, ở Ấn Độ hiện nay các sản phẩm từ rừng chưa đem lại nhiều lợi ích cho những người cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Thay vào đó, của cải được tạo ra ở những khâu phía sau, cách xa những cánh rừng và dẫn đến sự gắn liền giữa rừng với nghèo đói.

Cần tiếp cận đa chiều

Hiện nay, rừng là một nguồn cơ hội quan trọng để có thể tạo ra việc làm, của cải và sự thịnh vượng. Cách tiếp cận đa chiều, đa hướng sẽ biến rừng trở thành không gian của cơ hội.

Để làm được điều đó, việc đầu tiên là phải định lượng hóa, cụ thể hóa được những giai đoạn khai thác ban đầu, sát với rừng nhất, có thể bằng cách sử dụng công nghệ số.

Sau đó, đạt được những hiệu quả kinh tế quy mô thông qua các doanh nghiệp cộng đồng nhằm tổng hợp và liên kết thị trường. Theo đó, kinh nghiệm sản xuất hiệu quả từ các HTX trong nông nghiệp rất dễ có thể nhân rộng, trong đó bao gồm cả các HTX về lâm nghiệp.

Giải pháp tiếp theo là tăng năng suất bằng cách thiết lập, đẩy mạnh chế biến để nâng cao giá trị gia tăng từ ở cấp cơ sở.

Theo The Hindu Businessline, việc tập hợp, đẩy mạnh sản xuất và liên kết thị trường trong ngành lâm nghiệp sẽ giúp phát triển kinh tế cho những cộng đồng khó khăn đang gắn bó với rừng hiện nay.

Rừng chỉ được bảo vệ khi cộng đồng gắn bó với rừng thấy được lợi ích một cách rõ ràng.

Rừng chỉ được bảo vệ khi cộng đồng gắn bó với rừng thấy được lợi ích một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, khi khối lượng khai thác tăng lên cũng là lúc nguy cơ về sức khỏe của rừng xuất hiện. Do đó, để đảm bảo tính bền vững, cần có sự liên kết cộng đồng trong phát triển kinh tế rừng.

Lý do duy nhất để rừng được bảo vệ và vẫn sẽ được bảo vệ trong tương lai đó là các cộng động sống gần và trong rừng được hưởng lợi từ rừng một cách rõ ràng.

Những cộng đồng này có kiến thức sâu sắc về rừng cũng như các sản phẩm của rừng nhưng họ cũng là những mối đe dọa đối với tính bền vững của mỗi khu rừng.

Nếu có thể tạo ra và nắm bắt được những giá trị ở cấp cơ sở và trao quyền cho các cộng đồng thì rừng không chỉ mang lại lợi ích cho địa phương mà còn gia tăng được nhiều lợi ích khác từ chính những cộng đồng này.

Điểm mấu chốt của vấn đề này đó là tạo ra được sự liên kết đa phương, đa chiều giữa cộng đồng địa phương - những người quản lý tài nguyên rừng với các doanh nghiệp - nơi sử dụng sản phẩm của rừng làm nguyên liệu thô và chính quyền địa phương, nơi có thể điều tiết được việc làm và các giá trị sinh ra từ rừng.

Nếu phương án này được xây dựng, nó tạo ra mô hình 3 bên cùng có lợi, vừa giảm thiểu nguy cơ xâm hại rừng, vừa tạo được việc làm và vừa thiết lập được các hệ thống quản lý rừng bền vững.

Bên cạnh đó, nó sẽ tạo ra tính minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng hơn cho các chuỗi cung ứng dựa vào các sản phẩm từ rừng. Điều này sẽ góp phần tạo nên chất lượng và duy trì được tính bền vững cho kinh tế rừng.

Ngoài ra, việc xây dựng mối liên kết đa chiều này sẽ giúp đưa hàng triệu hộ gia đình sống phụ thuộc rừng được đi vào nền kinh tế chính thức và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thể hiện cam kết với các hoạt động bền vững và trách nhiệm.

Hiện nay, ở Ấn Độ đã có những mô hình liên kết đạt được những thành công nhất định. Ví dụ, ở bang Gujarat, các cộng đồng ở quận Narmada đang vừa quản lý rừng đồng thời cung cấp tre cho các nhà sản xuất giấy và bột giấy rất hiệu quả.

Cuối cùng, The Hindu Businessline khẳng định rằng, đã đến lúc cần nuôi dưỡng, xây dựng nền kinh tế rừng trên toàn đất nước Ấn Độ.

Nguồn: The Hindu Businessline

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội

Tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng căn dặn.

VIETRISA có vai trò chủ đạo trong vận hành ngành hàng lúa gạo

Đó là ý kiến chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA).

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cuốn pháo tự chế gây nổ lớn ở Bắc Giang

Cuốn pháo tự chế, một người đàn ông ở huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) đã thiệt mạng trong vụ nổ lớn xảy ra tối 2/12. Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra.