| Hotline: 0983.970.780

Kỷ nguyên mới của ngành chọn giống đột biến

Thứ Sáu 29/08/2008 , 10:15 (GMT+7)

Đột biến là một phương pháp quan trọng của ngành chọn giống cây trồng, vật nuôi...

Các nhà chọn giống đột biến Việt Nam và Nhật Bản tại Hội thảo Quốc tế về Đột biến tại Viên – Áo tháng 8/2008

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm (1928 – 2008) ngày chọn tạo được các thể đột biến động vật và thực vật nhân tạo đầu tiên, từ ngày 12 – 15/08/2008 tại Viên – Áo, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) phối hợp với Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Đột biến cảm ứng thực vật.

Đây là một diễn đàn lớn, có các nhà khoa học của 81 nước và khu vực của các châu lục với 600 đại biểu tới dự. Đoàn Việt Nam có 6 nhà khoa học của Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKTNN Miền Nam, Viện Công nghệ Sinh học tham gia với 6 báo cáo. Đột biến là một phương pháp quan trọng của ngành chọn giống cây trồng, vật nuôi, cho tới năm 2007 đã có tới trên 2.700 giống cây trồng đột biến thuộc 175 loài thực vật đã được chọn tạo và đưa ra sản xuất, đứng đầu là Trung Quốc với 638 giống, Việt Nam được xếp đứng thứ 9 trên thế giới về thành tựu chọn giống đột biến với 42 giống cây trồng lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả (số liệu mới nhất thống kê được 50 giống).

Tổng kết các thành tựu chọn giống đột biến trên thế giới cho thấy, nhờ ứng dụng các tác nhân gây đột biến vật lý, hóa học đã có thể thay đổi bất kỳ gen nào trong cơ thể sinh vật, sửa chữa có hiệu quả các khuyết tật của giống, làm tăng năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu, đề kháng sâu bệnh, cải thiện chất lượng nông sản...

Để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy nhanh quá trình chọn tạo giống, với bước tiến mạnh mẽ của công nghệ sinh học hiện đại, đang đưa ngành chọn giống đơn thuần từ mò mẫm, không định hướng, nặng về định tính đến một kỷ nguyên phát triển mới, hình thành ngành Công nghệ sinh học Chọn giống đột biến với các phương pháp gây tạo đột biến có chủ đích TILLING, phương pháp GENOMICS sàng lọc phân tử, định vị gen đột biến, tìm ra cơ chế biến đổi gen, chuyển và nhân gen đột biến, tạo ra thư viện các gen đột biến ở từng loại cây trồng để cho cả nhân loại sử dụng, đi sâu vào cơ chế tác động của gen đột biến, góp phần cải thiện tích cực năng suất, thành phần sinh hóa và dinh dưỡng, chất lượng của nông sản.

Việt Nam là nước ứng dụng sớm, có hiệu quả phương pháp chọn giống đột biến kết hợp chặt chẽ với phương pháp lai từ những năm 70 của thế kỷ trước, sau hơn 30 năm kết quả điều tra bước đầu cho thấy, các nhà chọn giống đột biến đã đưa ra sản xuất 32 giống lúa, 11 giống đậu tương, 2 giống ngô, 2 giống lạc, 2 giống táo, 1 giống bạc hà. Các giống lúa đột biến hiện chiếm 10 – 15% diện tích lúa cả nước, giống lúa đột biến chất lượng VND95-20 của Viện KHKTNN Miền Nam hiện là một trong 5 giống lúa xuất khẩu chủ lực, hàng năm gieo trồng 0,3 triệu ha, đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về KHCN, các giống đậu tương đột biến và con lai đột biến năng suất cao, thích ứng rộng, chất lượng tốt đã được Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC-2005 như DT84, DT90, DT96, AK06, DT99... hiện chiếm trên 50% diện tích đậu tương của Việt Nam góp phần xứng đáng đưa năng suất, diện tích tăng lên gấp đôi từ 7,8 tạ/ha, diện tích 102,1 ngàn ha (1985) lên 14,7 tạ/ha, diện tích gần 200 ngàn ha (2007) sau hơn 20 năm đổi mới.

Các nhà khoa học Việt Nam hiện đang tham gia tích cực trong các mạng lưới nghiên cứu về đột biến trên thế giới và khu vực. Dự kiến từ ngày 27 – 31/10/2008 tại Đà Lạt, Viện Di truyền NN, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân – Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam sẽ phối hợp đăng cai tổ chức Hội thảo Chọn giống Đột biến Quốc tế năm 2008 do Diễn đàn Hợp tác Hạt nhân Châu Á (FNCA) chủ trì gồm 9 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Philiphines, Bangladesh và Việt Nam tham gia. Trong chương trình sẽ có các báo cáo tổng quan về thành tựu, chiến lược định hướng nghiên cứu của ngành Công nghệ Sinh học Chọn giống đột biến, báo cáo hàng năm về đột biến trên 5 loại cây trồng đậu tương chịu hạn, lúa chất lượng, phong lan, cao lương, chuối.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm