| Hotline: 0983.970.780

'Kỹ sư chân đất' chế tạo máy nông nghiệp đa năng độc đáo

Thứ Tư 07/06/2017 , 07:20 (GMT+7)

Chủ nhân của chiếc máy đa năng độc đáo có tính năng xịt thuốc, sạ phân, sạ lúa là “kỹ sư” Lê Văn Sửa, ngụ ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp).

Dù chỉ học hết lớp 9 nhưng với niềm đam mê máy móc, anh đã tìm tòi và chế ra sản phẩm trên.

13-38-35_dsc00327
Anh Sửa vận hành chiếc máy đa năng của mình

Sau khi học xong lớp 9 anh Sửa lên thành phố Hồ Chí Minh để học nghề sửa chữa các loại máy nông nghiệp. Gắn bó với ruộng đồng nên anh Sửa hiểu được nỗi vất vả, khổ cực của nông dân. Từ đó anh đã sáng chế thành công chiếc máy xịt thuốc BVTV với công suất hơn 180 công/ngày. Sau khi mang thử nghiệm đã được nông dân đánh giá cao, bởi phun thuốc bằng máy giảm được chi phí, hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV.

Anh Sửa chia sẻ, ban đầu chỉ chế máy để sử dụng cho gia đình canh tác hơn 20 công lúa. Sau khi thử nghiệm nhiều nông dân thấy hiệu quả đã đặt hàng.

Theo anh Sửa thì chiếc máy phun thuốc của anh có rất nhiều ưu điểm và giảm rất nhiều chi phí trong việc phòng trừ sâu bệnh hại. Bình quân 10ha chỉ tốn chi phí 260.000 đồng (60.000 tiền xăng + 200.000 đồng tiền thuê người phun) giảm gấp nhiều lần so với phun thủ công.

Không dừng lại ở đó, đến giữa năm 2015 anh Sửa tiếp tục nâng thêm tính năng của máy phun xịt lên thành máy đa năng gồm 3 chức năng: phun xịt thuốc, sạ lúa và sạ phân. Chiếc máy được thiết kế gồm: 1 máy xăng, bơm nén, hộp số, 1 cầu 1,4 tấn, bồn chứa phân, chứa thuốc và 4 bánh. Ưu điểm của máy sử dụng ở lúa nhiều giai đoạn khác nhau, giảm chi phí thuê mướn nhân công, chỉ cần một người điều khiển là có thể phun xịt, rải phân, sạ lúa một cách nhanh nhất.  

Chiếc máy đa năng còn có ưu điểm là nhanh và hiệu quả phù hợp với những vùng đất có diện tích rộng, các địa hình khác nhau. Nhiều nông dân các tỉnh Long An, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và nước bạn Campuchia đến đặt hàng. Mỗi năm anh Sửa cung ứng ra thị trường từ 40 - 50 máy đa năng và 50 máy chuyên phun xịt thuốc BVTV. Sau khi trừ chi phí nhân công và đầu tư mua trang thiết bị, anh Sửa còn lãi từ 3 - 5 triệu đồng/máy.

Nói về kinh nghiệm và cách thức sản xuất kinh doanh của mình, anh Sửa nhấn mạnh, bản thân nông dân phải không ngừng học hỏi để phát triển cùng với các nước trên thế giới. Hiện nông dân một số nước đã bón phân, sạ lúa bằng máy bay, điều khiển từ xa, nếu Việt Nam không có những bước phát triển mới sẽ không thể theo kịp.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Hào hứng ngày hội thu hoạch lúa tại An Giang

Ngày hội thu hoạch lúa nhằm thay đổi nhận thức của nông dân, tổ chức lại sản xuất, gắn kết doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững chuỗi liên kết lúa gạo.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất