| Hotline: 0983.970.780

Tuyển Việt Nam chờ tái lập kỳ tích trước Nhật Bản

Thứ Ba 09/11/2021 , 06:30 (GMT+7)

Hơn 3 năm trước, ông Park Hang-seo từng khiến người hâm mộ bất ngờ khi quyết định đá hết chân với Nhật Bản tại Asiad 2018, dù đã giành vé đi tiếp.

Việt Nam từng thắng Nhật Bản ở Asiad 2018. 

Việt Nam từng thắng Nhật Bản ở Asiad 2018. 

Quyết định ấy của ông Park Hang-seo từng gây nhiều tranh cãi bởi nó đã khiến Olympic Việt Nam mất đi trụ cột Đỗ Hùng Dũng suốt phần còn lại của Asiad 2018. Tuy nhiên, ông thầy người Hàn Quốc cho rằng, sự "hy sinh" ấy xứng đáng bởi trước đó, chưa lần nào bóng đá Việt Nam đánh bại các nền bóng đá hàng đầu.

Trong phần lớn các cuộc đối đầu trong quá khứ, bóng đá Việt Nam thường chọn đá co cụm, với tâm thế "hạn chế số bàn thua", thay vì "tìm chiến thắng" hoặc chí ít là có điểm. Bởi tâm lý nhập cuộc như vậy, mỗi khi bóng tới chân, cầu thủ chúng ta thường loay hoay không biết làm gì, chuyền bóng tới đâu để giảm sức ép, cũng như tạo cơ hội phản công.

Tất nhiên, so sánh giữa đội Olympic và đội tuyển, giữa Asiad và vòng loại World Cup là một sự khập khiễng. Đội tuyển Nhật Bản hôm nay cũng mạnh hơn đáng kể so với 3 năm trước. Nhưng quyết tâm của đội tuyển Việt Nam vẫn vậy, đó là một chiến thắng để chứng tỏ thực lực.

Quan sát những gì đội tuyển Việt Nam thể hiện trên sân tập mấy ngày qua, có thể thấy những thay đổi  đầy hứa hẹn, cả về nhân sự lẫn chiến thuật thi đấu. Như hậu vệ Phạm Xuân Mạnh chia sẻ, ông Park muốn tái lập kỳ tích trước người Nhật.

Có bột mới gột nên hồ, và một trong số những gương mặt được chờ đợi nhất là tiền đạo Công Phượng. Đây là cái tên đã nhiều lần đối mặt với các cấp độ bóng đá Nhật Bản từ năm 2014 cho đến nay. Với cá tiền đạo quê Nghệ An, anh từng tạo ra 2 trận đấu xuất thần trước đối thủ xứ phù tang. Đầu tiên, là trận thua sát nút 2-3 của U19 Việt Nam trước khách mời U19 Nhật Bản tại vòng bảng U19 Đông Nam Á Mở rộng 2014, và sau đó là thất bại 0-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Nhật Bản ở vòng tứ kết Asian Cup 2019. 

Trong trận thua 2-3 của U19 Việt Nam trước U19 Nhật Bản, Công Phượng đã có hai tình huống đối mặt với cầu môn đối thủ. Một đến từ pha bật tường trước vòng cấm, và một pha đi bóng kỹ thuật qua 3 cầu thủ đối phương.

Đáng chú ý và ấn tượng nhất chính là cú panenka ở phút 90 vào lưới Nhật Bản của Công Phượng. Khi ấy, U19 Việt Nam đang thua 1-3, nhưng tiền đạo sinh năm 1995 vẫn bình tĩnh thực hiện kỹ thuật trước sự chứng kiến của 40.000 khán giả trên sân Mỹ Đình.

Nhiều năm trôi qua, Công Phượng từng bước hướng đến mục tiêu trở thành tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam. Anh sẽ có cơ hội chứng tỏ sự trưởng thành vào ngày 11/11 tới, khi gặp đối thủ ưa thích Nhật Bản, và chứng tỏ thành tích ghi hơn 20 bàn dưới thời ông Park từ cấp độ U23 đến đội tuyển không phải là trùng hợp.

Cùng với Quang Hải, Công Phượng là những niềm hy vọng lớn nhất trong việc tìm điểm số đầu tiên ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Bởi trước sức mạnh tấn công áp đảo của Nhật Bản, đội tuyển Việt Nam gần như chẳng còn lựa chọn nào khác lối đá phòng ngự phản công.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm